Tinh Hoa

‘Dịch bệnh Ebola gia tăng kinh khủng’ – Nhận định từ cán bộ Y tế VN

Con số tử vong do dịch bệnh Ebola hiện nay đã gần 900 người và số người mắc bệnh là 1600, theo thông tin ghi nhận thì con số này sẽ chưa dừng lại. Theo lãnh đạo đầu ngành thuộc Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh thì dịch bệnh này gia tăng theo chiều hướng kinh khủng. 

Đó là nhận định của tiến sĩ Trần Đắc Phu vào hôm 6/8, ông nguyên là Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế).

Theo thông tin ghi nhận, tổ chức Hòa bình Mỹ cũng rút 340 nhân viên tình nguyện từ 3 quốc gia đang có dịch về nước. Nhiều quốc gia như Guiniea, Leberia và Sierra Leone nằm trong ổ dịch đã phải ban bố các lệnh cảnh báo người dân nghiêm trọng hơn. Đồng thời đóng cửa khẩu đất liền, ngưng chuyến bay qua các nước có dịch bệnh và tăng cường kiểm dịch tại sân bay. 

 

Theo tiến sĩ Phu, dịch có thể lây lan đến Việt Nam qua 4 nhóm sau: Công dân Việt Nam đi công tác, lao động, học tập trở về từ vùng có dịch; Công dân của các quốc gia khác có dịch nhập cảnh vào Việt Nam; Người thân, nhân viên y tế chăm sóc, điều trị, tiếp xúc gần với người nhiễm, nghi nhiễm virus Ebola; Người tiếp xúc với động vật chết do nhiễm, nghi nhiễm virus Ebola.
 

Để ngăn chặn dịch lây lan vào Việt Nam, Bộ đề nghị sở y tế các tỉnh, thành phối hợp với cơ quan chức năng tại cửa khẩu giám sát chặt chẽ người nhập cảnh, đặc biệt đến từ quốc gia có dịch bệnh; thực hiện tốt việc giám sát tại cộng đồng và các cơ sở y tế. Khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh do virus Ebola và có tiền sử đi về từ vùng dịch trong vòng 21 ngày, cơ quan liên quan cần thực hiện ngay các biện pháp cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm.

 

Theo ông Phu, 5 lý do khiến dịch tăng nhanh trong thời gian ngắn.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu các đơn vị tập trung giám sát tại cửa khẩu, bệnh viện, phát hiện sớm ca bệnh do virus Ebola nếu có. Người đi du lịch được khuyến cáo hạn chế đến các quốc gia đang có dịch.

Tiến sỹ Margaret Chan, tổng giám đốc của WHO, đã giới thiệu một kế hoạch 100 triệu USD để triển khai hàng trăm chuyên gia y tế đến hỗ trợ các địa phương trong vùng dịch khi bà gặp các vị lãnh đạo của ba nước bị ảnh hưởng- Guinea, Liberia và Sierra Leone – ở Conakry, bệnh viện Guinean.

Tiến sỹ Chan nói: “Cuộc gặp này đánh dấu một bước ngoặt trong nỗ lực nhằm ứng phó với  ổ dịch”.

Bà nhấn mạnh rằng “Nếu tình hình tiếp tục xấu đi, hậu quả không chỉ là thảm họa chết chóc mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh tế xã hội, và có nguy cơ lây nhiễm sang các nước khác”.

Theo Zing News