Cơ sở quyền lực của Giang Trạch Dân và tầm ảnh hưởng lớn lao của ông ta đối với Quân đội nhân giải phóng Trung Quốc (PLA) và thành phốThượng Hải là mục tiêu nhắm đến của Chủ tịch Tập Cận Bình, trong tiến trình thâu tóm quyền lực. Liệu chiến dịch này sẽ đi đến đâu? Liệu Tập Cận Bình có thể triệt tiêu hoàn toàn quyền lực của phe cánh Chu Vĩnh Khang? Quá nhiều câu hỏi cho màn kịch chính trường đang diễn ra tại Trung Quốc
Thượng Hải là trung tâm quyền lực kinh tế của TQ, cũng là một “địa bàn” lý tưởng cho các công chức muốn “lem nhem” để giàu nhanh bất chính.
Trang National Interest nêu có những dấu chỉ để cho thấy sau khi “bắt cọp” Chu, ông Tập còn muốn bắt thêm “rồng”, cụ thể là nhân dịp kỷ niệm 87 năm ngày thành lập PLA mới đây, khi đi thăm cán bộ chiến sĩ PLA ở tỉnh Phúc Kiến, ông hứa sẽ “đánh mạnh nạn tiêu cực trong quân đội”, nhằm xây dựng lực lượng vũ trang mạnh “sẵn sàng bảo vệ tổ quốc vào lúc đang có những thế lực thù địch đe dọa”, theo Tân Hoa Xã.
National Interest nhận định việc hướng mũi điều tra vào PLA và Thượng Hải cho thấy ông Tập đã nhắm đến “cọp lớn” hơn cả Chu: ông Giang, nguời đã về hưu năm 2002 nhưng vẫn còn tầm ảnh hưởng lớn sau hậu trường.
Trên thực tế, 5/7 ủy viên hiện tại thuộc Bộ Chính Trị là người của ông.
Reuters đưa tin ông Giang và cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã phê duyệt cho ông Tập xử lý Chu, qua đó cho thấy ông Tập vẫn cần có sự ủng hộ của hai tiền nhiệm lão thành.
Nhưng Financial Times đưa tin hồi tháng 4: cả hai ông Giang và ông Hồ Cẩm Đào yêu cầu ông Tập ngưng hoặc ít ra tạm hoãn chiến dịch chống tham nhũng. Báo này nêu hai đàn anh đồng ý điều tra Chu, nhưng lại lo ngại ông Tập “làm quá” với cả các cán bộ lãnh đạo cấp cao khác, thì “chính phủ lấy đâu ra người làm việc”.
Nếu đúng như thế, trong vài tháng tới, nhất là các cuộc điều tra PLA và ở Thượng Hải sẽ cho biết ông Tập có nghe lời các “đàn anh” hay không.
Tuân lệnh thủ trưởng, chính ủy “lên lon”
Ngày 30.6, CPC tuyên bố khai trừ đảng đối với cựu tướng Từ Tài Hậu, cựu ủy viên Bộ chính trị và cựu phó chủ tịch Quân ủy trung ương. Cuối năm 2012, tướng Từ mới cùng Chu về hưu sau đại hội CPC khóa 18.
Tướng Từ bị buộc tội “ăn hối lộ” tiền lớn của các sĩ quan muốn “lên lon”, cũng là thân tín của ông Giang.
Tuần san New Epoch đưa tin ông Giang bị sốc nên ngày 2.7, ông Giang đi xe lửa từ Thượng Hải lên Bắc Kinh nhưng không gặp được ông Tập.
Hẳn vì ông Giang muốn cứu “thằng em” mà ông Giang từng thử thách đức kiên trung hồi năm 1988, nhân một trận lũ ở sông Dương Tử.
Lúc ấy ông Giang là tổng bí thư CPC kiêm chủ tịch Quân ủy trung ương, nhưng không biết mình có quyền thực sự với PLA hay không, nên ông muốn đo sự trung thành của quân đội, theo bài báo “Tất cả vì quyền lực: câu chuyện thật của Giang Trạch Dân” đăng trên Epoch Times năm 2005.
Đơn vị của Từ vừa hoàn thành nhiệm vụ giúp dân chống lũ, trở về căn cứ nhưng ông Giang lệnh quay lại. Từ tuân lệnh lập tức nên được ông Giang khen là “sĩ quan gương mẫu”.
Trên thực tế, ông Giang thử thách sự trung thành của các cán bộ chỉ huy khác bằng cách sai họ đem quân tới lui, liên tục thay chỉ huy bất chấp sự an toàn của quân lính và nhân dân TQ.
“Chống lũ sai quy trình”
Việc sai lính thế này bị đồn thổi rằng ông Giang mê tín dị đoan: một thầy bói bảo ông “chớ nên chia cách mạch rồng”.
Dù kế hoạch cứu hộ thiên tai khẩn cấp từng thực hiện thành công trong quá khứ là chuyển dòng lũ vào đập tránh lũ Jinjiang, ông Giang vẫn không làm theo.
Thay vào đó, ông cho lính đắp đê lên cao, thậm chí đi dọc sông Dương Tử để đích thân chỉ đạo-giám sát và hướng dẫn bộ đội hô khẩu hiệu.
Tướng Từ trước khi bị điều tra (ảnh nhỏ khi ông còn là chính ủy) |
Nhưng Từ “phất”, năm sau được đưa vào Quân ủy trung ương, làm phó chủ nhiệm tổng cục chính trị PLA và năm 2000 lên chức phó chủ tịch quân ủy trung ương, bảo vệ tầm ảnh hưởng của ông Giang trong PLA, dù ông về hưu.
Sau trận động đất ở Tứ Xuyên năm 2008, Thủ tướng TQ lúc ấy là ông Ôn Gia Bảo đến tận hiện trường lập tức, nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác cứu hộ. Ông cũng lênh mở đường đến vùng Wenchuan bị nặng nhất bằng bất kỳ giá nào.
Nhưng quân đội cố tình trì hoãn nhiệm vụ, một số cán bộ chỉ huy còn từ chối đưa quân tới với lý do “thời tiết quá xấu”.
Từ đó, ông Tập phải lui về một căn cứ quân sự ở Bắc Kinh để phòng thân, trong lúc chuẩn bị chính thức trở thành tổng bí thư CPC ở đại hội đảng khóa 18 vào tháng 11.2012.
Các thông tin này trùng thời điểm cuối tháng 8 đến ngày 14.9, ông Tập đột nhiên “biến mất” khỏi sự chú ý của dân Bắc Kinh.
Ông Tập “nhập vai” Võ Tòng bắt cọp
Đầu năm 2013, ông Tập mới cùng lãnh đạo Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương (CCDI) Vương Kỳ Sơn mở chiến dịch “diệt cả hổ lẫn ruồi”, là để đập “phản công lại bè lũ Giang”.
Giới truyền thông nhà nước TQ cũng đầy các cuộc “phản pháo” của phe ông Giang. Ví dụ khi CCDI “phăng” ra cựu thứ trưởng Bộ Công an Lý Đông Sinh là “cạ” của Chu, biên tập viên Jing Yidan của Đài truyền hình trung ương (CCTV) nói bóng gió về ông Tập: “Muốn đủ phẩm chất đả hổ, quý vị phải tự hỏi: “Liệu mình có là một bậc anh hùng như Võ Tòng đả hổ?” Ngày 16.7.2014, Vương ra lời cảnh báo: đoàn điều tra CCDI đến Thượng Hải sẽ “soi” bất kỳ vấn đề nào và ai có vấn đề, để “xác minh làm rõ”.
Và ngay cả sau khi CCDI chính thức công bố Chu bị điều tra, giới truyền thông TQ vẫn e dè. Như Nhân dân nhật báo ngày 29.7 đã rút bài “Bắt cọp lớn Chu Vĩnh Khang chưa phải hoàn toàn chấm dứt cuộc điều tra”. Nhưng giới truyền thông TQ gần đây lại phát tín hiệu “Săn cọp to sau Chu Vĩnh Khang”.
Các nhà phân tích nói khi ông Tập tiến hành chống tham nhũng, “phe cánh ông Giang” liên tục chống đối, gây lộn xộn. Vì thế, ông Tập cần thi triển nhanh các biện pháp phản công.
Hậu quả: các vụ “bắt cọp” ngày càng lớn hơn. Nhà phân tích Tianxiao Li ở Mỹ nói: “Theo thiển ý, Giang sẽ không còn có thể vẫy vùng”.
Theo Motthegioi