Đây là sự hồi sinh thị trường IPO, hay sự hình thành một bong bóng thị trường?
Khi tin tức hé lộ ra rằng Line, ứng dụng siêu tin nhắn của Nhật Bản, đang chuẩn bị bước cuối cùng trước khi chào bán cổ phiếu trên sàn Tokyo sau hàng tháng nghiên cứu, các nhà đầu tư đã có lý do để vui mừng.
Ứng dụng Line có 400 triệu người sử dụng trên toàn cầu và có doanh thu tăng gấp ba lần trong quý đầu năm nay. Trong đợt IPO, định giá của công ty, vốn thuộc sở hữu của tập đoàn Naver của Hàn Quốc, có thể lên đến 20 tỷ đô là Mỹ.
Đây là đợt kích cầu mới nhất cho thị trường chứng khoán vốn ảm đạm của Nhật Bản.
Trong sáu tháng đầu năm nay, 26 công ty đã lên sàn, tăng 30% so với 2013. Đó là một dấu hiệu cho thấy có đủ nhu cầu giao dịch các chứng khoán mới lên sàn do chính sách kinh tế của thủ tướng Abe đã thúc đẩy sức chịu đựng rủi ro của các nhà đầu tư.
Và ứng dụng tin nhắn dường như đã trở thành mỏ vàng mới trên toàn cầu.
Ví như thương vụ mua lại WhatsApp trị giá 19 tỷ đôla của Facebook hay vụ mua đứt Viber của nhà bán lẻ trên mạng Rakuten với mức giá gần 1 tỷ đô la.
Sự rùm beng xoay quanh Line ám chỉ rằng các nhà đầu tư sẽ cần phải cẩn thận với sự định giá quá mức, nhà phân tích thị trường Nobuyuki Fujimoto nói.
Nobuyuki Fujimoto, Nhà Phân tích Thị trường Kỳ Cựu, công ty chứng khoán SBI Securities: “Line có thể chạm tới một mức giá chào bán cực kỳ cao và có nhiều khả năng bùng nổ bong bóng. Mọi người sẽ muốn mua cổ phiếu của Line không chỉ bởi tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và doanh thu mạnh từ các trò chơi và sticker trên ứng dụng ở Nhật Bản, nhưng họ cũng tự tin với triển vọng kinh doanh toàn cầu khi số người dùng toàn cầu đang vượt quá số người dùng ở Nhật Bản.
Nhưng với dự cảm tốt hơn, vẫn có câu hỏi đặt ra về việc thị trường kinh doanh đang ngày càng tăng của Line có thể đẩy nó lên sàn New York.
Và nếu nó thật sự lên sàn Tokyo, thì các xu hướng gần đầy không tích cực cho lắm. Thương vụ IPO lớn nhất năm nay ở Nhật Bản, Japan Display, đã giảm giá trị gần một phần ba từ buổi chào bán vào tháng Ba.
Một thương vụ khác là nhà sản xuất pin Hitachi Maxell, đang giao dịch thấp hơn mức chào bán 10%.
Lin có thể chịu chung số phận, nếu việc thu hút vốn không được củng cố bởi các nguyên lý căn bản, Fujimoto nói.
Nobuyuki Fujimoto, Senior Market Analyst, SBI Securities: “Có một bong bóng thị trường rõ ràng và bạn có thể gọi nó là bong bóng Line. Nhưng khi nào nó vỡ, tôi nghĩ có hai viễn cảnh có thể, Hoặc là cổ phiếu của nó sẽ ổn định với độ tăng trưởng mạnh mẽ, hoặc nó có thể vỡ và cổ phiếu sẽ tụt dốc. Nếu công ty thành công trong việc duy trì mức độ tăng trưởng nhanh chóng, mọi thứ sẽ trở nên từ từ hơn và mức giá quá cao của nó sẽ được điều chỉnh.”
Yonggi Kang, Phóng viên Reuters: “Mặc dù có e ngại, song Fujimoto cho rằng ảnh hưởng tổng quát của một công ty công nghệ thành công trên sàn Tokyo sẽ mang tính tích cực. Ít nhất nó sẽ làm các nhà đầu tư thảo luận và cho thấy Mỹ không phải là nơi ươm mầm duy nhất các tập đoàn công nghệ khổng lồ.
(Theo NTDTV)