Tinh Hoa

Cộng đồng Y học Ý đẩy mạnh cuộc chiến chống buôn bán nội tạng toàn cầu

Thế giới đang hành động khẩn trương để chống lại nạn buôn bán nội tạng toàn cầu và Ý cũng không là một ngoại lệ.

Luật sư nhân quyền quốc tế David Matas khi đang nói chuyện tại buổi toạ đàm ở Hồng Kông, ngày 17 tháng 7 năm 2006, về vấn đề mổ cắp nội tạng trái phép ở đại lục Trung Quốc. (Woody Wu/AFP/Getty Images) 
 

Những diễn giả tại Hội nghị Quốc gia Chuyên đề Đạo đức trong Cấy ghép Nội tạng tại Cơ quan Dân biểu Ý, ngày 11 tháng 7 năm 2014. (Andrea Lorini/Epoch Times)


Luật sư nhân quyền quốc tế David Matas (Trái) và Giáo sư Alexander Anselmo tại Hội nghị Quốc gia Chuyên đề Đạo đức trong Cấy ghép Nội tạng tại Cơ quan Dân biểu Ý, vào ngày 11 tháng 7 năm 2014. (Andrea Lorini/Epoch Times)

Ngày 9 tháng 7, Uỷ ban Châu Âu đã mở hội nghị đầu tiên về chống buôn bán nội tạng người, khuyến khích “sự hợp tác chặt chẽ giữa các nước thành viên [của uỷ ban] cũng như các nước không phải thành viên”.

Ngày 11 tháng 7 vừa qua, tại Thượng viện Ý đã diễn ra Hội nghị Chuyên đề về Đạo đức trong Cấy ghép Nội tạng lần thứ nhất, với sự góp mặt của các bác sĩ, luật sư và các nhà hành pháp với cùng một mục tiêu chung: đề cao chuẩn mực đạo đức và các hành động hợp pháp để bài trừ hiện tượng phi pháp có ảnh hưởng toàn cầu.

Hội nghị cấp Châu Âu có liên quan sẽ gia nhập lực lượng 3 tháng sau khi ít nhất là năm nước – ba trong số đó phải là nước Châu Âu – ký bản ghi nhớ.

Bản ghi nhớ nhấn mạnh các nguyên tắc được đề cao bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), và nó cũng cho thấy lần đầu tiên một nguyện vọng rõ ràng đưa các quốc gia lại gần nhau nhằm chống lại nạn du lịch cấy ghép nội tạng và giới thiệu một “quy trình cụ thể để tuân theo” cho phép các chuẩn mực có ý nghĩa và ứng dụng thực tiễn.

Ở Ý, một dự thảo bởi nghị viên Maurizio Romani sẽ được biểu quyết vào cuối tháng 7 – ngài nghị viên đã tham gia vào buổi hội thảo chuyên đề phát biểu. Bản dự thảo sẽ đề cập việc xét tội danh cho việc buôn bán nội tạng cấy ghép và các biện pháp xử phạt, từ tám đến hai mươi năm tù, cho “bất cứ ai, tổ chức hoạt động du lịch có liên quan đến mua bán nội tạng”. Bản dự thảo phản ánh thông tin của WHO: một phần năm trong tổng số 70.000 các ca cấy ghép hàng năm trên thế giới là thông qua mua bán nội tạng. Mục đích của dự luật là để chống lại điều mà ngài nghị viên gọi là “một dạng ăn thịt người mới” so với buôn bán trẻ em và nô lệ. Phương pháp được đề nghị để chống lại nạn buôn bán nội tạng là nghe lén. Vì thế, hình phạt tù giam tối thiểu sáu năm sẽ được áp dụng – ở Ý, mức tối thiểu cho phép cơ quan điều tra nghe lén điện thoại.

Trung Quốc, dẫn đầu thế giới về buôn bán nội tạng

“Tình trạng chung của thế giới là đang khát nội tạng”- Giáo sư Harold King phát biểu, phát ngôn viên của Hiệp hội Các bác sĩ Chống Cưỡng ép Thu hoạch Nội tạng (DAFOH) tại Châu Âu, một tổ chức phi chính phủ về đạo đức y khoa. DAFOH là ngọn cờ đầu về chương trình quốc tế chống lại nạn mổ cắp nội tạng tại Trung Quốc và là tổ chức tài trợ hội nghị chuyên đề ở Rome.

Việc buôn bán nội tạng đang trở thành một hiện tượng toàn cầu, tập trung chủ yếu ở Philippines, Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng mà chỉ có ở Trung Quốc, nguồn của nội tạng là từ các tù nhân bị tử hình – phần còn lại từ các nguồn trên thế giới là những người hiến tặng còn sống.

Trung Quốc đóng một vai chính thầm lặng về cấy ghép nội tạng trên toàn cầu: “Trung Quốc không chia sẻ thông tin, bởi vì tất cả mọi thứ liên quan đến cấy ghép nội tạng được coi là bí mật quốc gia” Giáo sư King nói.

Nghiên cứu độc lập dẫn đầu bởi các cộng đồng quốc tế hướng đến nâng cao nhận thức về những gì đã diễn ra, vẫn được thực thi, bất chấp sự im lặng của chính quyền Trung Quốc.

Bản báo cáo Thu hoạch Đẫm máu (Bloody Harvest), hoàn thành vào năm 2007, bởi luật sư nhân quyền quốc tế David Matas và nguyên Quốc vụ Khanh Canada David Kilgour, tổng kết – thông qua 50 điểm khác nhau về các bằng chứng cụ thể – từ năm 2000 đến 2005, ở Trung Quốc đã diễn ra hơn 41.500 ca cấy ghép mà chúng ta không biết nguồn gốc từ đâu.

“Tôi không thể tự giải thích được những nội tạng này đến từ đâu; Trung Quốc phải làm điều đó”- Matas, diễn giả tại hội nghị chuyên đề tại Rome đã phát biểu.

Dữ liệu cung cấp bởi Bộ Y tế Trung Quốc mô tả sự tăng đột biến về số lượng các ca cấy ghép từ năm 2000 đến 2005.

Theo Matas, mọi thứ có thể được giải thích bắt đầu từ khi chính quyền đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc từ ngày 20 tháng 7 năm 1999. Pháp Luân Công là một môn tu luyện tinh thần trong đó dạy các nguyên tắc về chân thật, thiện lương và nhẫn nại. Người tập Pháp Luân Công cung cấp một lượng lớn các “nội tạng tươi sống”, thứ mà cho đến vài năm trước đây – trước khi bản báo cáo của Matas và Kilgour được xuất bản – được miêu tả bởi các website của bệnh viện Trung Quốc là các “sản phẩm” tuyệt hảo. Đầu tiên, các bệnh viện đều là các cơ sở quốc phòng: ở Trung Quốc, “quân đội là nguồn cung cấp nội tạng chứ không phải là hệ thống chăm sóc sức khoẻ”- Giáo sư King nói.

Nội tạng được quản lý bởi quân đội và thời gian chờ đợi là khoảng hai tuần – trong khi ở Italy, thời gian chờ đợi là từ hai đến ba năm.

Mâu thuẫn

Trung Quốc đã có những thái độ không thống nhất về chương trình cấy ghép nội tạng của họ. Ví dụ như vào tháng 11 năm 2013, khi chính quyền Trung Quốc ký bản ghi nhớ Hàng Châu cùng với Hiệp hội Cấy ghép Nội tạng, công bố kết thúc thu thập nội tạng từ tù nhân tử hình, một cách thức vi phạm các nguyên tắc đạo đức của Cộng đồng Y khoa Quốc tế. Buổi hội nghị mới đây của Uỷ ban Châu Âu kêu gọi các chính quyền xem xét cấu thành tội danh cho việc lấy nội tạng người từ người hiến tặng đang sống hoặc bị bệnh mà không “được thực hiện hoàn toàn miễn phí, có sự đồng thuận rõ ràng của người hiến”. Ở Trung Quốc, các tử tù bị cưỡng ép đồng thuận.

Một vài tháng trước, vào ngày 7 tháng 3, các nhà chức trách Trung Quốc phủ nhận ghi nhớ Hàng Châu, nói rằng họ sẽ không ngừng thu thập nội tạng của tử tù, nhưng sẽ coi đó là những người hiến tặng đồng thuận.

Antonio Stango, một chuyên gia người Ý về nhân quyền và là tác giả của cuốn sách “Nội tạng quốc gia: Lạm dụng cấy ghép ở Trung Quốc” (State Organ: Transplant Abuse in China) diễn tả cảm giác ngày càng phổ biến của các nhà ngoại giao và đại biểu phương Tây: “Chúng ta không thể cảm thấy an toàn khi giao tiếp với một đất nước mà liên tục vi phạm nhân quyền. Chúng ta không thể tin cậy Trung Quốc là một đối tác”.

Theo Đại Kỷ Nguyên