Tinh Hoa

Báo của Nga hoan hô “bắn rơi máy bay”

Theo nhóm quan sát Pussy Riots viết trên tờ The Guardian, khi mới nghe tin MH17 bị bắn rơi, báo chí Nga ban đầu còn hoan hỉ chúc mừng ‘Cộng hòa Nhân dân Donetsk bắn rơi máy bay’.

Ngoài ra, ông Putin ngay lập tức đổ mọi trách nhiệm “thuộc về Ukraine vì vụ việc xảy ra trong lãnh thổ của họ”. 

“Truyền thông Nga chiếu cả lời chúc qua video của một cậu bé hoan hô ‘Cộng hòa Nhân dân Donetsk bắn rơi máy bay của phát-xít Kiev’. Cậu bé này chắc không biết, và cũng sẽ có thể không bao giờ biết là trên máy bay cũng các các bạn trẻ con khác.”

Có những trang mạng tiếng Nga còn đổ cho Kiev đã “đem xác người chết từ vụ MH370 ném xuống vùng Donetsk để đổ cho phiến quân”.

Các tay súng nói tiếng Nga ở hiện trường vụ rơi máy bay MH17

Về những gì tiếp theo sau vụ MH17, hiện có các ý kiến khác nhau.

Nhà báo Ba Lan, Lukasz Warzecha thì dự đoán rằng phía Nga sẽ “chỉ cho quốc tế biết những chứng cớ gì làm giảm đi tối đa trách nhiệm của họ” trong vụ MH17.

Vụ MH17 tuy xảy ra ở Ukraine nhưng là vùng do phe thân Nga kiểm soát, cơ cấu chính quyền hết sức hỗn loạn và ngay từ ban đầu quan sát viên quốc tế bị ngăn cản tiếp cận hiện trường.

Chỉ sau khi thủ tướng Hà Lan và nhiều lãnh đạo quốc tế lên tiếng, các nhóm dân quân này mới cho nhân viên cứu hộ Ukraine vào cuộc thu lượm xác nạn nhân MH17.

Nhưng cũng có ý kiến ở Anh tin rằng ông Putin sẽ phải chấp nhận ít nhiều sức ép quốc tế và đang tìm cách “rút lui” khỏi ngõ cụt ngoại giao sau vụ MH17.

Bởi sức ép đó đang tăng lên từng giờ.

Sáng ngày 21/7 Bộ trưởng Tài chính Anh, ông George Osborne nói thẳng ông Putin “là mối đe dọa cho kinh tế Anh” sau khi London quyết định trừng phạt cả những doanh nhân Nga thân Kremlin lâu nay được dung thứ làm ăn ở Anh.

Ngay cả tỷ phú Roman Abrahamovich, chủ đội bóng Chelsea, hay ông Alisher Usmanov, nhà đầu tư chính của đội Arsenal cũng có thể bị ảnh hưởng, theo một Bấmbáo Anh.

Nhưng dù ngoại giao quốc tế có tác động thế nào đến ông Putin thì điều thật đau buồn là đến năm 2014 rồi mà nếp nghĩ thời Liên Xô đặt chính quyền lên trên nhân phẩm con người, cả người sống và người chết, đã không mất đi cùng thể chế đó.

Thảm họa MH17 chỉ nhắc chúng ta rằng cuộc chiến văn hóa vì con người ở không gian hậu Xô – Viết sẽ vẫn chưa chấm dứt và truyền thông Nga cũng như từ mọi quốc gia đều có trách nhiệm ở đây.
Theo BBC