Ghi chú: Báo cáo đầu tiên về hệ thống này đã được xuất bản vào tháng 11 năm 2012.
CNN – Israel đang chiến đấu để ngăn chặn các quả rốc két nhắm vào các khu trung tâm dân cư chính, bằng việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đánh chặn Iron Dome.
Kể từ khi bắt đầu lắp đặt Hệ thống Bảo Vệ này, Lực lượng quốc phòng Israel (IDF) thông báo rằng: Vào chiều ngày thứ 4, các tên lửa đánh chặn từ hệ thống đã tiêu diệt được 56 quả rốc két bắn khỏi dải Gaza, ngăn chặn được các vụ tấn công vào khu vực Jerusalem, Tel Aviv, Ashdod, Ashkelon, Kiryat Gat và những nơi khác.
IDF nói rằng “Vào thời điểm đó có hơn 250 quả rốc két đã được bắn khỏi dải Gaza. Israel chỉ sử dụng hệ thống Iron Dome để chống lại những quả rốc két nhắm vào khu dân cư. Còn những quả tên lửa bắn vào những khu vực trống thì hệ hống này sẽ không đánh chặn.”
Hệ thống này là chiến lược quốc phòng chính của Israel.
Vậy nó hoạt động ra sao?
Các tên Iron Dome gợi lên hình ảnh về một quả bóng bảo vệ thành phố. Trên thực tế, mục tiêu của nó là những quả rốc két được phóng đến và sẽ bị đánh chặn ngay trên trời.
Mỗi giàn phóng được trang bị rada điều khiển để xác định mục tiêu. Ngoài ra, nó còn có một bệ phóng tên lửa di động. Hệ thống này có thể di chuyển dễ dàng. Nó chỉ mất một vài giờ để di chuyển và lắp đặt.
Vào năm 2012, nhóm phân tích IHS Jane về hệ thống này cho hay: Tên lửa được phóng ra rất cơ động. Nó dài 3 m, có đường kính 15 cm và chỉ nặng có 90 kg.
IHS Jane cho biết thêm: Đầu đạn tên lửa mang được 11kg thuốc nổ tốc độ cao (high-explosives). Phạm vi hoạt động của nó là từ 4-70 km.
Quân đội Israel cho hay: Iron Dome có thể chống lại được nhiều mối đe dọa cùng một lúc và trong mọi điều kiện thời tiết. Israel đã sử dụng “công nghệ đột phá” này cùng hệ thống radar.
IDF nói: “Radar phát hiện ra quả rốc két và gửi thông tin hành trình của nó về trung tâm chỉ huy. Bằng các tính toán, trung tâm sẽ dự đoán được vị trí ảnh hưởng của nó”. “Nếu vị trí được xác định cần phải đánh chặn, một tên lửa sẽ được phóng để chặn nó ở một vị trí dự kiến mà không gây ra thương tích”.
Nó có nguồn gốc từ đâu?
Israel bắt đầu phát triển hệ thống trên mặt đất này từ năm 2007.
IHS Jane cho biết: Các cuộc thử nghiệm đã được diễn ra vào năm 2008 và 2009. Việc triển khai giàn phóng tên lửa ở miền Nam Israel được bắt đầu từ năm 2011.
Có phải Hoa Kỳ là nước tham gia vào hệ thống Iron Dome?
Đúng vậy.
Ban đầu, công ty Công nghệ Quốc phòng Israel phát triển hệ thống này, tuy nhiên nó đã nhận được rất nhiều tài trợ từ Hoa Kỳ.
Vào năm 2014, Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Hoa Kỳ cho hay, nước này đã cung cấp 235 triệu Đô La cho việc nghiên cứu, phát triển và sản xuất Iron Dome.
Tổng thống Obama nói về Iron Dome rằng: “Đây là một chương trình quan trọng trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng của đồng minh Israel”. “Nó là một chương trình đã được thử nghiệm và đánh chặn thành công ở Israel”.
Theo một quan chức Israel cho hay: “Mỗi chiếc tên lửa đánh chặn có giá 62 ngàn Đô La và mỗi giàn Iron Dome có giá là 50 triệu Đô La.”
Tờ báo Jerusalem đưa tin, hiện đang có nhiều nước rất quan tâm và muốn đặt mua hệ thống này. Bao gồm cả Hòa Kỳ, Hàn Quốc và một số nước trong khối NATO ở Châu Âu có lực lượng quân đội tham chiến tại Afghanistan.
Video dài 60 giây về hệ thống Iron Dome:
Nam Việt @Bocau.net
Theo CNN