Những mẩu hóa thạch được tìm thấy của loài chim lớn nhất Trái đất
Mới đây, một số nhà khoa học vừa phát hiện một loài chim chưa từng được biết đến trong quá khứ. Đó là một loài chim có kích thước khổng lồ với sải cánh dài hơn 6m sống cách đây khoảng 25 triệu năm trước và được đặt tên là Pelagornis Sandersi.
Hóa thạch của chúng được phát hiện vào năm 1983 khi các công nhân đang đào bới để xây dựng một nhà ga tại sân bay quốc tế Charleston, Nam California, Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đến nay, loài Pelagornis Sandersi mới được xác nhận là một loài chim mới và thông tin chi tiết về chúng mới công bồ lần đầu tiên trong cuốn Kỷ yếu của Viện hàn lâm Khoa học bởi nhà khoa học Daniel Ksepka. Những mẫu hóa thạch được tìm thấy của con Pelagornis Sandersi đang được trưng bày tại Bảo tàng Charleston.
Qua việc nghiên cứu các mẫu hóa thạch các nhà khoa học cho biết có thể loài Pelagornis Sandersi trông giống chim hải âu và có cân nặng khoảng 81kg, sải cánh dài chừng 6 – 7,3m và có thể bay với tốc độ 10m/s. Sải cánh dài và mảnh cùng xương rỗng và mỏng giúp Pelagornis Sandersi bay cao và xa mà không cần vỗ cánh. Tuy nhiên, kích thước cũng là trở ngại chính đối với loài chim này khi nó bắt đầu bay lên cũng như khi đáp xuống mặt đất.
Kích thước và mỏ của Pelagornis sandersi cho thấy nó thuộc họ chim biển đã tuyệt chủng Pelagornithid (Pelagornithid được cho là tổ tiên của bồ nông và cò). Loài chim khổng lồ này đã tuyệt chủng từ 3 triệu năm trước nhưng các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân.
Nhà khoa học Daniel Ksepka đang nghiên cứu mẫu hóa thạch Pelagornis Sandersi
Hồ Duyên @Bocau.net.
Theo Cnet