Tinh Hoa

Hàn Quốc đứng về bên nào trong việc tranh chấp ở Biển Đông?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye tại Seoul tuần qua. Ảnh Getty.

Vào ngày 2/7, tờ International Policy Digest đăng bài phân tích của Ann Song, trong tháng 5 thế giới đã sững sờ trước việc Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam gần vị trí họ hạ đặt giàn khoan 981 ở Biển Đông.

Cùng vỡi trữ lượng lớn nhiên liệu chưa được khai thác, Biển Đông còn là một tuyến hàng hải quan trọng hàng đầu thế giới.

Hàn Quốc là một cường quốc kinh tế trong khu vực, đối tác chặt chẽ với Trung Quốc và cũng có quyền lợi ở Biển Đông. Quyền lợi của Hàn Quốc sẽ bị ảnh hưởng nếu nổ ra bất kỳ cuộc xung đột nào trên vùng biển này.

DoD Photo

Thách thức lớn nhất của Trung Quốc ở Biển Đông không phải là đối phó với các nước láng giềng, mà là việc cộng đồng quốc tế đã hỗ trợ, ủng hộ các nước này.

Với ngân sách quốc phòng 122 tỉ USD cho quân sự năm 2013, Trung Quốc chỉ đứng sau Mỹ. Một Trung Quốc không được kiểm soát có thể dễ dàng khống chế các nước láng giềng có hệ thống phòng thủ yếu hơn họ đáng kể. 

Các cuộc tấn công gần đây của Trung Quốc nhằm vào các tàu Việt Nam trên Biển Đông là một ví dụ rõ ràng cho điều này. Tuy nhiên, sự va chạm và bạo lực ngày càng tăng như vậy có thể gây ra một cuộc xung đột vũ trang, trong đó có khả năng sẽ thu hút các bên không liên quan trực tiếp như Hoa Kỳ, thông qua các cam kết đảm bảo an ninh cho Philippines. 

Trung Quốc ngày một hung hăng ở Biển Đông, các giao dịch quốc phòng mở rộng giữa Hàn Quốc và Philippines cho thấy Seoul ngầm hỗ trợ Manila trong cuộc đấu tranh trên biển với Trung Quốc.

Seoul không phát biểu công khai phản đối các hành động của Trung Quốc bởi lo ngại điều đó có thể gây hậu quả xấu trong quan hệ song phương, nhưng Hàn Quốc rất có thể sẽ tham gia các nỗ lực trừng phạt quốc tế nếu Trung Quốc có hành vi bạo lực hơn nữa ở Biển Đông. Trong hội nghị thượng đỉnh G7 tháng 6 vừa qua, các nhà lãnh đạo quốc tế đã phản đối bất kỳ nỗ lực đơn phương làm thay đổi hiện trạng ở Hoa Đông, Biển Đông.

Vì vậy, trừ khi nổ ra một cuộc xung đột, đối đầu quân sự ở Biển Đông, trong tương lai gần Hàn Quốc vẫn duy trì quan điểm trung lập và nhẹ giọng trước căng thẳng ở khu vực để nỗ lực cân bằng lợi ích trong quan hệ với các quốc gia khác nhau.

Theo Giaoduc, internationalpolicydigest