‘Biểu tượng đô thị’: mô hình được máy tính phác thảo bao gồm nền đất rộng, hành lang đi bộ có gắn các tấm kính và các cột trụ được sơn màu trắng mang phong cách tương lai.
Ý tưởng đó đến từ công ty tư vấn thiết kế nhằm biến nhà ga New Delhi rộng 86 hecta thành một biểu tượng hiện đại, nổi bật của thủ đô.
Trạm dừng chân được lót gạch trắng và điểm xuyết bằng cây xanh, dự tính sẽ đón 500.000 lượt khách mỗi ngày.
Công ty này hy vọng nhà ga sẽ được di dời sang chỗ mới, nhà ga hiện tại bị cho là hỗn loạn, dơ bẩn và nguy hiểm.
Mới tuần trước, chính phủ Ấn Độ công bố kế hoạch tăng giá vé và cước vận tải gây tranh cãi nhằm hoàn vốn cho mạng lưới đường sắt đang thua lỗ của quốc gia. Bộ trưởng tài chính hỏi những người phản đối liệu họ mong muốn một tuyến đường sắt cũ kỹ hoặc mang đẳng cấp quốc tế.
Thiết kế này là một phần trong bản báo cáo Tương lai Đường sắt 2050, trong đó đưa ra dự đoán về việc công nghệ thay đổi cách thức chúng ta đi du lịch trong vòng 35 năm tới.
Hành khách mô tả trạm New Delhi là hỗn loạn, dơ bẩn và nguy hiểm.
Tương lai sẽ không còn các điểm bán vé mà việc này sẽ được xử lý tự động.
Bản báo cáo cũng bàn về các đoàn tàu không người lái và các robot thông minh tham gia việc xây dựng cơ sở hạ tầng đường sắt, cùng với máy bay không người lái đảm nhận việc sửa chữa hệ thống đường sắt. Đàn robot – một lý thuyết dựa trên hành vi bầy đàn của kiến và ong – sẽ cùng nhau sửa chữa các tuyến đường sắt lớn và thử nghiệm kết cấu.
Trạm New Delhi là một trong những trạm đông đúc nhất Ấn Độ và luôn trong tình trạng quá tải.
Công ty thiết kế đã có kinh nghiệm thi công các dự án ở Bắc Kinh, Bồ Đào Nha và Brazil. Các tàu không người lái sẽ giúp tăng tốc độ hành trình của con tàu, chúng có thể chạy gần nhau hơn, giảm thời gian hành khách chờ tàu và tăng độ tin cậy.
Nguồn cung điện cho các nhà ga đến từ bước chân của các hành khách, từ năm 2050 đoàn tàu sử dụng các loại khí tự nhiên hóa lỏng, hydro và tảo làm nhiên liệu chính.
Bản vẽ tàu điện Hyperloop vận chuyển hành khách với tốc độ cực cao:1300km/h.
Trong lúc di chuyển các hành khách có thể tương tác với đồng nghiệp, gia đình và bạn bè bằng hệ thống HoloCalls, hệ thống hiển thị hình ảnh 3 chiều và các cửa sổ xe lửa sẽ tự động điều chỉnh độ sáng cho phù hợp.
“Tường mua sắm ảo”: hiện đã có mặt tại Trung Quốc và Hàn Quốc, chúng cho phép hành khách mua các sản phẩm được hiển thị trên tường thông qua thiết bị di động của họ.
Các đoàn tàu tốc độ cao cũng là đích ngắm trong tương lai, chúng có hai tầng với phần mũi tàu mở rộng được đánh giá thuộc loại tốt nhất thế giới có thể đạt tốc độ 360km/h.
Các loại phương tiện vận chuyển mới cũng được tính đến, ví như tàu điện Hyperloop có tốc độ lên đến 1300km/h.
Trong khi tản bộ, hành khách có thể tiến hành giao dịch với bức tường ảo đặt tại nhà ga.
Theo một lãnh đạo ngành đường sắt: “Tới năm 2050, sẽ có 75% dân đô thị trên toàn cầu. Áp lực đè nặng lên hạ tầng giao thông và các nguồn lực, thế nhưng nó lại tạo cơ hội rất lớn cho ngành đường sắt vốn hoạt động hiệu quả dựa trên mật độ hành khách. Thách thức ở chỗ phải mang đến một dịch vụ đáng tin cậy cho tất cả hành khách đồng thời đáp ứng nhu cầu của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, bằng cách nhanh chóng phát triển công nghệ và thực hiện các bước táo bạo nhằm vượt qua thách thức về năng lực vận chuyển và chi phí để tạo ra hiệu quả tối ưu, sự phục hưng của ngành đường sắt sẽ biến nó thành xương sống trong hệ thống giao thông, liên kết các đô thị lớn và sáp nhập vào mạng lưới giao thông đa phương thức, mang lại lợi ích cho hành khách.”
Mick Cash, Tổng thư ký liên đoàn vận tải RMT, cho biết: “Bản báo cáo kiến nghị này là vô nghĩa, nó mang hơi hướng của khoa học viễn tưởng. Khái niệm không có nhân viên đường sắt và thay thế bằng những máy bay không người lái là một ý tưởng không thực tế. Bất cứ công ty đường sắt nào nghĩ đến việc xem xét bản báo cáo này sẽ phải đối mặt với sự phản đối gay gắt từ RMT.”
Khai Nguyên@bocau.net
Theo dailymail