Tinh Hoa

Cư dân Hồng Kông bác bỏ Bạch Thư

Các đảng phái chính trị, đoàn luật sư và cư dân chống lại việc tái diễn giải tình trạng của Hồng Kông.

Hồng Kông: rất nhiều tổ chức dân sự và đảng phái chính trị đã biểu tình trước Văn phòng Liên lạc, chỉ trích Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vi phạm cam kết quốc tế về tình trạng một quốc gia – hai chế độ trong giao ước hai bên giữa Vương Quốc Anh và Trung Quốc. Những giá trị quan trọng của Hồng Kông sẽ được nêu lên hàng năm vào ngày 1 tháng 7, trưng cầu dân ý trực tuyến vào ngày 22 tháng 6 để yêu cầu chính quyền về cuộc bầu chọn Trưởng Đặc khu vào năm 2017.(Epoch Times)

Cư dân Hồng Kông đang biểu tình phản đối Bạch thư (còn gọi là sách trắng) được công bố hôm 10 tháng 6 từ Văn phòng Thông tin Chính quyền Trung Hoa (SCIO). Tài liệu này tái diễn giải mối quan hệ giữa Hồng Kông và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, cho thấy rằng bất kỳ một nền tự trị nào cho phía Hồng Kông đều tùy thuộc vào quyền quyết định của thể chế Trung Quốc.

Người dân nói rằng Bạch thư đã bẻ cong ý nghĩa của nguyên tắc một quốc gia – hai chế độ đã được nhìn nhận trước đó nhằm hứa hẹn sự độc lập đối với Hồng Kông.

Nội dung Bạch thư nói rằng: “Chính quyền trung ương Trung Quốc có quyền tư pháp toàn diện đối với tất cả các khu vực hành chính địa phương, bao gồm cả Đặc khu hành chính Hồng Kông (HKSAR). Mức độ tự trị của HKSAR không phải là một quyền lợi cố hữu, mà chỉ đến từ sự ủy quyền của ban lãnh đạo trung ương”.

Văn phòng SCIO là cơ quan báo chí của Hội đồng Quốc Gia, cơ quan hành chính tối cao của Trung Hoa. Do Lưu Vân Sơn, Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị ĐCSTQ. Tài liệu được công bố trong giai đoạn chính trị nhạy cảm từ lễ kỷ niệm Thảm sát Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 và biểu tình tuần hành thường niên ngày tháng Bảy, Bạch thư được nhìn nhận như là mối đe dọa đối với nền tự trị của Hồng Kông.

Liên đoàn Luật sư Hồng Kông phản biện

Đoàn Luật sư Hồng Kông, cơ quan điều hành giới luật sư, đã chính thức đáp trả lại Bạch thư ngày 11 tháng 6.

Bạch thư này đã kêu gọi giới chức tư pháp và chánh án ở HKSAR – mà họ gọi là “những người điều hành Hồng Kông”, đòi hỏi “lòng yêu nước” đối với Trung Quốc và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.

HKBA đã trả lời: “Chánh án và giới chức tư pháp ở HKSAR không thể được xem như là thành phần điều hành của Hồng Kông”.

“Không thể tồn tại việc khi đối diện với quyết định, chánh án tòa án ở Hồng Kông cần phải (hoặc có thể) học, nghiên cứu, xin chỉ đạo, về bất kỳ những quy định “chính xác” nào của Bộ Luật Cơ Sở từ bất kỳ ai, hoặc đại diện như là quan chức chính quyền, hay học giả, ở đây hay bất kỳ nơi nào khác”- Phản biện của HKBA có ghi.

Thư phản biện cũng nói rằng, nếu chánh án và quan chức tư pháp bị xem nhầm như là người điều hành, việc này sẽ gửi một thông điệp rằng họ chính là một phần của bộ máy chính quyền Hồng Kông.

Trong thư cũng nhắc lại khẳng định của HKBA trong cuộc họp báo năm 2008 rằng: “Căn cứ theo Luật Cơ Sở, cơ quan tư pháp ở Hồng Kông vẫn luôn là cơ quan riêng rẽ và độc lập khỏi Hành Pháp và Lập Pháp… Nếu cơ quan tư pháp không thực sự độc lập, thì cơ quan này sẽ không thể hoàn thiện vai trò bảo đảm chính quyền tuân thủ luật pháp”.

Cơ quan HKBA đã nói rằng,  pháp trị không những là “làm theo pháp luật” hoặc là “quản lý theo luật”, mà còn yêu cầu nhấn mạnh tầm quan trọng của một nhánh tư pháp độc lập và tự chế trong việc sử dụng quyền lực.

Chính quyền Bắc Kinh đang mơ

Martin Lee Chu-ming, cố vấn cấp cao và là sáng viên Đảng Dân chủ Hồng Kông, nói rằng bản Bạch thư không có giá trị pháp lý, mục đích của nó là cố gắng đe dọa người dân Hồng Kông.

“Chú ý tới nó cũng là việc không đáng”- Lee nói.

Lee thuộc Ủy ban Dự thảo Luật Cơ Sở, ông nói những hiểu biết trình bày trong Bạch thư rất khác so với những gì mà ban soạn thảo căn cứ để xây dựng Luật Cơ Sở. Ông mô tả việc này như việc Bắc Kinh đang mơ giữa ban ngày.

“Họ muốn giải thích Tuyên bố chung Anh-Hoa theo cách riêng của họ”- theo lời Lee. Luật Cơ Sở được viết dựa trên Tuyên bố chung Anh-Hoa, một hiệp ước về Hồng Kông vào năm 1984. Lee còn cho biết, Văn phòng SCIO không có quyền giải thích việc này.

Lee tin rằng người dân Hồng Kông không nên lo lắng về Bạch thư, vì việc này chỉ phản ánh cách diễn giải của riêng ĐCSTQ về khái niệm “một quốc gia, hai chế độ”. Bạch thư này không tạo thành luật. Nếu đem ra tòa, đây chỉ là lý lẽ của công tố, và cuối cùng thì tòa vẫn phải phán quyết dựa trên Luật Cơ Sở, theo như ông nói.

“Bạch thư không phải là sách”, “Tòa án không phán quyết dựa vào nó”.

Theo ông Lee, nội dung Bạch thư cho thấy ĐCSTQ không tự tin để tiến hành “một quốc gia, hai chế độ”.

“Họ không thể làm, nhưng cũng không dám từ bỏ”- ông Lee nói. “Thế nên họ tự giải thích theo lý của họ. Một chế độ bối rối như vậy không thể điều hành Hồng Kông”.

Phản hồi về việc Bạch thư đòi hỏi giới chức tư pháp phải “yêu nước”, Lee đặt câu hỏi diễn giải “lòng yêu nước” là như thế nào?

“Tôi cống hiến hết sức mình vì nhiệm vụ”- ông nói. “Nếu có quyền lực tư pháp cá nhân, thì sẽ có phiên tòa cá nhân. Vậy có phải là yêu nước mù quáng hay không?”

Lee kêu gọi dân chúng tham gia vào biểu tình ngày 1 tháng 7, để nói “Không” với ảnh hưởng từ ĐCSTQ.

Các cuộc biểu tình

Nhiều tổ chức dân sự và đảng chính trị đã biểu tình trước Văn phòng Đại diện, chỉ trích ĐCSTQ vi phạm cam kết quốc tế về việc duy trì một quốc gia hai chế độ như đã nêu trong Tuyên bố chung Anh-Hoa.

Những người biểu tình kêu gọi người dân Hồng Kông bảo vệ những giá trị cốt lõi bằng cách tham gia tuần hành thường niên vào ngày 1 tháng 7 cũng như trưng cầu dân ý trực tuyến hôm 22 tháng 6 về việc bầu cử tự do dân chủ vào năm 2017.

Vào ngày 11 tháng 6, vài chục người từ 9 nhóm khác nhau, bao gồm cả Liên đoàn Dân chủ Xã hội, dân quyền, học giả, đã tham gia vào cuộc biểu tình chống lại Bạch thư. Những người biểu tình đã đi từ Trạm Cảnh sát miền Tây cho tới Văn phòng Đại diện, ném những cuộn giấy, hành động biểu thị nỗi đau cho tình trạng hiện tại của Hồng Kông, và đốt giấy trắng.

Joshua Wong Chi-Fung từ nhóm Học giả đã nói Bạch thư chỉ có thể thôi thúc người dân Hồng Kông bước ra.

“Họ đang liên tục tạo ra những pháo đài cát ngăn người Hồng Kông có được bầu cử tự do”- Wong đã nói. “Tuy nhiên, những pháo đài cát không thể ngăn chúng tôi. Chúng tôi tin rằng miễn là người Hồng Kông đoàn kết vào cuộc trưng cầu dân ý ngày 22 tháng 6 và biểu tình hôm 1 tháng 7, những pháo đài này sẽ tự sụp đổ”

Số người tham gia vào cuộc trưng cầu dân ý ngày 22 tháng 6 kỳ vọng lên tới 6 con số.

Đảng Nhân dân, Đảng Lao động, Đảng Dân chủ, và Hiệp hội Dân chủ Dân sinh cũng biểu tình trước Văn phòng Đại diện. Đảng Lao động phun sơn đỏ lên cuộn giấy trắng trước khi hủy, ngụ ý rằng ĐCSTQ đang nhuộm đỏ Hồng Kông.

Chủ tịch Đảng Lao động Lee Cheuk-yan đã nói rằng Bạch thư là “một quyển sách đỏ, bởi vì chứa đựng những suy nghĩ đỏ, văn hóa đỏ, và hệ thống đỏ áp đặt lên Hồng Kông”.

“Nếu chúng ta không tự bảo vệ trong tình huống sinh tử này, chúng tôi lo rằng hệ thống Hồng Kông sẽ sụp đổ”- theo lời Lee Cheuk-yan.

Đấu tranh quyền lực

Một vài nhà phân tích đã nói rằng, Bạch thư đang bóp méo sự chỉ trích của Tập Cận Bình đối với Trưởng Đặc khu Lương Chấn Anh về vấn đề “Một quốc gia, hai chế độ” và cùng lúc đe dọa xã hội Hồng Kông, gia tăng áp lực xã hội trong việc làm xấu mặt Tập trước giới chức.

Gần đây, phe phái của Tập trong ĐCSTQ đã bắt đầu hạ bệ phe của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân. Hồng Kông đang mắc kẹt trong cuộc chiến chính trị này.

Shi Cangshan- một nhà phân tích tình hình ĐCSTQ ở Washington, DC đã nói Bạch thư rõ ràng là một vụ dàn dựng do tổ chức của Giang nhằm chọc giận cư dân Hồng Kông, bêu xấu và gây áp lực lên Tập.

Theo như Shi, trong quá khứ phe Giang đã kiểm soát SCIO, Bộ Ngoại giao, Hồng Kông và Ma Cao. Chuyện SCIO công bố Bạch thư cho thấy phe phái của Giang đang ở đằng sau.

Shi nói rằng, dựa trên nghiệp vụ thông thường, Bạch thư này sẽ được soạn thảo bởi văn phòng chính phủ và được SCIO công bố. Tài liệu này thì lại không được làm như vậy.

Nguồn bên trong chính quyền Hồng Kông, vốn đã quen với cách làm việc của ĐCSTQ nói rằng Tập đã buộc tội Giang Trạch Dân cố tình gây hỗn loạn ở Hồng Kông. Tập sẽ tiếp tục điều tra và thanh trừng những người ủng hộ Giang ở Hồng Kông, nguồn tin trên nói rằng, Hồng Kông sẽ có cuộc tái cấu trúc quyền lực rất lớn, với khả năng Trưởng Đặc khu Lương Chấn Anh sẽ bị bắt.