Tinh Hoa

Cổ học Trung Hoa trong vật lý học hiện đại

Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn và thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học huyền bí” của Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Tùy bạn quyết định.

Niels Bohr- một nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực vật lý lượng tử, chọn biểu tượng âm dương của Đạo Gia cho huy hiệu của mình.

Một ví dụ, ông thấy rằng tình trạng phân cực của các hạt vật chất tương phụ với nhau theo cách hai thái cực âm dương tạo ra sự cân bằng trong hiểu biết của Đạo Gia về vũ trụ. Boh phát biểu về tính thống nhất của các phạm trù đối lập và tương phản trong tự nhiên.

Ảnh trái: Niels Bohr, nhà tiên phong của vật lý lượng tử. (AB Lagrelius & Westphal) Ảnh phải: Huy hiệu nơi cánh tay áo được chính ông thiết kế, trong đó có biểu tượng âm – dương của Đạo gia.

Rất nhiều khái niệm trong khoa học cổ Trung Hoa tương ứng với những ý tưởng của những nhà vật lý tìm ra chỉ trong thế kỷ trước. Sau đây là cái nhìn khái quát về những khái niệm này.

1. Bát Quái và sự sắp xếp của các hạt

Đồ hình Bát quái được tạo nên bởi sự kết nối của các cạnh hình thành tám quẻ, bao quanh biểu tượng âm dương.  (Benoît Stella từ Wikimedia Commons)

Bát Quái được trình bày trong “Kinh Dịch”, là một tài liệu quan trọng trong lịch sử Trung Hoa. Các Quẻ đều biểu trưng cho một nguyên tắc cơ bản của hiện thực và được sắp xếp trong khuôn tám cạnh theo tương quan giữa các quẻ với nhau.

Trong quyển sách xuất bản năm 1975- “Đạo của Vật Lý Học” (The Tao of Physics), nhà vật lý học Fritjof Capra đã viết về hình tượng Bát Quái này tương đương với “bát phân meson” trong đó các hạt vật chất và phản-hạt chiếm những vị trí đối nghịch nhau”. Điều quan trọng trong lý luận của Capra là khái niệm về cấu trúc cũng như sự biến đổi là tương tự.

“Vật lý hiện đại và cổ học Trung Hoa đều xem xét biến đổi và chuyển hóa như là khía cạnh chính yếu của tự nhiên, và xem những cấu trúc và đối xứng được sản sinh ra bởi thay đổi là thứ yếu”- ông viết.

2. Kinh Dịch và lý thuyết về mọi thứ – lý thuyết khó đạt được

Vật lý hiện đại dựa trên hai nhánh lớn là Thuyết Tương Đối và cơ học lượng tử. Vấn đề là hai thuyết này mâu thuẫn với nhau.

Năm 1999, Brian Greene viết trong quyển sách được đề cử Pulitzer – “The Elegant Universe” rằng: “Vì hai thuyết này cùng được tạo ra, thuyết tương đối và cơ học lượng tử không thể cùng lúc đúng. Cả hai thuyết này, vốn là nền tảng cơ bản của tiến trình phát triển của vật lý trong hàng trăm năm – tiến trình giải thích về sự giãn nở vũ trụ, thiên thể và cấu trúc của vật chất – là không thể tương thích với nhau”.

Thuyết tương đối có thể giải thích rất tốt quan điểm vĩ mô về vũ trụ, của các hành tinh, thiên hà… Thuyết lượng tử lại lý giải vũ trụ ở mức độ vi quan, phân tử, những hạt thấp hơn phân tử… Những nhà khoa học tìm kiếm một thứ “lý thuyết của mọi thứ” (theory of everything) nhằm kết hợp cả hai thuyết này.

Riêng thuyết dây – string theory – đã cố gắng trong lĩnh vực này. Nói đơn giản, thuyết dây xem vũ trụ như một xâu chuỗi hơn là những điểm riêng rẽ. Một electron, ví dụ, không phải là một điểm, mà là một phần của sợi dây. Nếu sợi dây đưa về một phía, thì xuất hiện electron, nhưng nếu đưa về phía khác, thì lại là hạt photon hay hạt quark. Những chuỗi này có thể bắt nguồn từ không gian khác mà không có trọng lực.

Khi Capra đang viết sách trong những năm 1970, lý thuyết ma trận S, tiền thân của thuyết dây, bắt đầu xuất hiện (mặc dù vẫn còn sơ khai).

Capra đã viết: “Kinh Dịch có lẽ là cách giải thích gần nhất cho Thuyết Ma Trận S (S-matrix) trong tư tưởng phương Tây. Cả hai hệ thống tập trung vào tiến trình hơn là đối tượng. Trong Thuyết Ma Trận S, những tiến trình này là những phản ứng giữa các hạt tạo ra những hiện tượng khác nhau trong thế giới của các hạt hadrons (một dạng hạt nhỏ hơn nguyên tử).

“Trong Kinh Dịch, tiến trình cơ bản này được gọi là “Dịch” và được xem như tối căn bản trong nghiên cứu về các hiện tượng tự nhiên”.

3. Những hiểu biết của Lão Tử liên quan tới các hạt nhỏ hơn nguyên tử

Lão Tử- sáng lập Đạo Giáo vào thế kỷ thứ 6 TCN, đã viết: “Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh ra vạn vật. Vạn vật đều có âm ở sau và dương ở trước”.

Nhiều người cho rằng những lời giảng này liên quan tới các cấp độ hạt vật chất khác nhau: phân tử, nguyên tử, điện tử…

Điện tử là những hạt vật chất nhỏ hơn nguyên tử mang điện âm. Proton mang điện dương. Những tính chất này có thể liên quan tới sự phân cực âm và dương trong Đạo Giáo.

Cổ học Hy Lạp có thuyết nói về nguyên tử. Điện tử chỉ được nhìn nhận từ năm 1897 và sau đó là nhiều loại hạt dưới phân tử khác.

Niels Bohr, một nhà tiên phong của Vật lý lượng tử, và Albert Einstein, 1925.

 

Khác biệt trong thứ tự ưu tiên

Mục tiêu của cổ học Trung Hoa khác với mục tiêu của vật lý hiện đại. Cổ học Trung Hoa tập trung vào tâm linh, nhìn nhận sự tồn tại của sinh mệnh vô hình và hữu hình. Sự so sánh giữa cổ học Trung Hoa và vật lý hiện đại không hẳn chính xác ở một vài khía cạnh bởi vì bộ khung và cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau.

Một vài nhà vật lý vĩ đại nhất tuy nhiên vẫn tìm thấy cảm hứng với cổ học Trung Hoa.

Vật lý lượng tử cho thấy rằng, người quan sát có thể thay đổi kết quả của thí nghiệm chỉ đơn giản thông qua hành vi quan sát. “Những điều bí ẩn cũng cho thấy rằng người quan sát và đối tượng có liên hệ với nhau, không hề riêng biệt”- nói như Capra trong một cuộc phỏng vấn được ghi lại và đăng trên Youtube. Rất có thể ý định của những nhà nghiên cứu có thể ảnh hưởng lên kết quả của thí nghiệm. Một vài nghiên cứu bắt đầu cho thấy ảnh hưởng của ý niệm lên đời sống thực tại, mặc dù quan điểm này vẫn chưa được công nhận bởi giới khoa học hiện nay. Dean Radin của Viện Noetic và Willam A. Tiller của Đại học Stanford là hai nhà khoa học đang nghiên cứu lĩnh vực này.

Khởi điểm tâm linh của cổ học và khởi điểm nghiên cứu vật chất của khoa học hiện đại có thể tạo ra nhiều kết quả khác nhau.

“Khoa học phương Tây kể từ thế kỷ 17 bị ám ảnh bởi quan niệm kiểm soát từ bản chất áp chế của con người”- Capra đã nói – “Nỗi ám ảnh này dẫn tới thảm họa”.

Ảnh chụp Capra của Zenobia Barlow từ Wikimedia Comm

Theo Đại Kỷ Nguyên