Món gỏi cuốn của Việt Nam (Hình ảnh từ anan-vietnam.com)
Khi hè sang, ai nấy đều muốn được thưởng thức những món mát lạnh và tươi ngon. Thông thường kem và đồ uống lạnh luôn là lựa chọn hàng đầu, tuy nhiên chúng lại không đủ để thỏa mãn cũng như không đủ dinh dưỡng để giúp duy trì năng lượng suốt cả ngày.
Đối với những người đang tìm kiếm cảm giác mới lạ, sao không thử dùng một số món ăn thú vị dưới đây?
1. Patbingsu (Hàn Quốc)
www.busanhaps.com
Là một món ăn vặt rất phổ biến tại Hàn Quốc, Patbingsu là món đá bào ngọt ngào với nhiều thành phần phủ lên trên, bao gồm trái cây cắt nhỏ, sữa đặc có đường, xi-rô trái cây, các mẩu bánh bột gạo, và tất nhiên là đậu đỏ nghiền (được gọi là pat trong Patbingsu). Không chỉ có vậy, bạn còn có thể thấy các loại hạt, ngũ cốc, cocktail trái cây, kem đánh phồng, anh đào ngâm rượu, và thậm chí cả một viên kem (hoặc sữa chua đông lạnh) với các hương vị khác nhau kết hợp với đá bào (gọi là bingsu). Thành phần nguyên liệu thật đa dạng, hãy rủ thêm bạn bè để cùng chia sẻ món ăn này. Nhớ là phải ăn hết trước khi bingsu tan mất!
2. Halo-Halo (Philippines)
www.pinoycravings.com
Còn được gọi là “mix-mix” (thập cẩm) trong tiếng Tagalog (một trong những ngôn ngữ chính của Philippines), món tráng miệng phổ biến của Philippines này được biết đến với màu sắc tươi sáng bắt mắt và các thành phần khác lạ. Nó tương tự như Patbingsu của Hàn Quốc (cũng có đá bào, trái cây tươi, và đậu ngọt), Halo-Halo bao gồm sữa đặc, thạch, kem khoai môn tím (ubeng pula), đậu đỏ, đậu gà (garbanzos) luộc, tthốt nốt (kaong), dừa (macapuno), chuối dim đường, mít, các viên trân châu làm từ bột sắn, bánh flan và pho mát.Halo-Halo thường được đặt trong một chiếc ly hoặc bát thành từng lớp, sau đó rắc đường lên và ăn cùng với bánh quế giòn ngọt và kem khoai môn tím (hoặc loại kem khác). Có người còn ngần ngại về món ăn này, nhưng khi ăn quen rồi thì lại rất thích.Cứ thế trộn lên thôi!
3. Bubur Chacha (Malaysia-Trung Quốc)
www.houseofannie.com
Bubur Cha Cha (tên khác: Bo Bo Cha Cha) nghe có vẻ giống với một điệu nhảy sôi động nhưng thật ra nó là một món tráng miệng đơn giản và đầy màu sắc đến từ nền ẩm thực Nyonya – một di sản được pha trộn từ các vùng miền Malaysia, Trung Quốc, và những nơi khác trong khu vực Đông Nam Á. Ở Việt Nam, món này giống món chè thưng hay chè bà ba. Thường được thưởng thức vào ngày thứ 15 của kỳ nghỉ lễ năm mới âm lịch, món tráng miệng này giống như cháo sữa (vì thế người Malaysia gọi là bubur), làm từ nước cốt dừa và khoai mỡ hấp cắt vuông, khoai lang (màu cam, vàng và tím), khoai môn, bột báng, bột cọ sagu (cao lương) và đậu đen. Món ăn hội hè này có thể dùng ăn nóng hoặc lạnh, nhưng ăn lạnh vẫn là ngon nhất.
4. Zaru Soba (Nhật Bản)
www.globetrotterdiaries.com
Đến từ một quốc gia đa dạng về mì sợi, soba zaru là một trong nhiều món mỳ làm từ bột kiều mạch và là món ăn hoàn hảo cho những ngày hè nóng nực. Món ăn này được làm cực kỳ đơn giản và có rất ít thành phần. Những sợi mì mảnh dẻ được vớt ra và ướp lạnh trên mặt một khay tre giống như một cái mành (gọi là zaru), và được trang trí với những sợi rong biển khô (gọi là nori). Các quán ăn thường phục vụ món mì này với một chiếc bát nhỏ đựng nước sốt lạnh soba (soba tsuyu) – được pha chế từ dashi (nước cá hầm), tương ngọt và mirin (một loại dấm của Nhật), trộn với mù tạc và hành lá cắt nhỏ. Cách ăn món này cũng rất đơn giản, chỉ cần nhúng mì soba vào nước sốt, ăn kèm các món bạn chọn, bao gồm vài lát dưa chuột thái mỏng, củ cải bào (gọi là oroshi), và tôm tẩm bột rán (tempura tôm). Món này trông không nhiều nhưng đảm bảo sẽ làm bạn mát dịu và sảng khoái nhanh chóng – chỉ xì xụp một tí là xong.
5. Gỏi cuốn (Việt Nam)
www.anan-vietnam.com
Gỏi cuốn hay còn gọi là spring roll, salad cuộn, hoặc summer roll, là một món ăn truyền thống của Việt Nam vừa tốt cho sức khỏe, vừa đem lại cảm giác thoải mái, vô cùng thú vị khi chế biến. Có thể nói rằng, đây là một món ăn nhanh tuyệt vời vì có thể ăn ngay sau khi cuốn xong, cũng không cần dụng cụ đồ bếp gì cả. Món ăn sử dụng nhiều nguyên liệu khác nhau như thịt lợn luộc, tôm luộc tách đôi thân, rau sống và bún tươi. Bạn cũng có thể sáng tạo thêm các thành phần khác bằng cách thêm bơ, dứa, bạc hà, mùi tây Trung Quốc, nói chung là thích gì thì ăn nấy. Khi dùng chỉ cần đặt các nguyên liệu này lên chiếc bánh tráng (loại ăn sống được), sau đó cuộn lại và ăn. Cũng có thể thêm vào một ít ớt tươi và chấm với nước sốt Hoisin, nước sốt đậu phộng, hoặc nước mắm pha để thêm hương vị cho món gỏi cuốn độc đáo này. Điểm tuyệt vời nhất về món ăn này là nó không cần phải nấu (bạn chỉ cần nhúng bánh tráng vào trong một bát nước, tốt nhất là nóng) và có thể tự do thêm những nguyên liệu bạn muốn. Do vậy, món ăn này cực kỳ phù hợp với những người muốn tìm kiếm hương vị cân bằng và trọn vẹn cho bữa ăn.
6. Anmitsu (Nhật Bản)
www.youtube.com/cookingwithdog
Anmitsu là một món tráng miệng truyền thống của Nhật Bản, gần giống như món kem trái cây. Nó bao gồm sốt đậu azuki ngọt (hay còn gọi là anko – chữ an trong từ anmitsu), đậu Hà Lan luộc, gyūhi (bánh gạo nếp ngọt), và các loại trái cây như đào cắt lát, quýt, vài lát dứa, và quả anh đào. Một thành phần đặc biệt của món tráng miệng này là các miếng thạch trong veo làm từ bột thạch trắng, bằng cách hòa tan bột thạch (một loại bột làm từ tảo đỏ và tảo biển) vào trong nước hoặc nước ép trái cây để thêm hương vị. Khi ăn món Anmitsu này, người ta đổ trực tiếp một bát xi-rô đen có vị ngọt (được gọi là mitsu trong anmitsu) lên thạch. Món này có các kiểu khác nhau, có thể đặt một viên kem lên trên ly anmitsu, hoặc cũng có thể không dùng sốt hạt đậu. Với các loại trái cây tươi và được ăn khi còn lạnh, món tráng miệng nhẹ nhàng này là sự lựa chọn hoàn hảo để làm mát dịu con người trong những ngày nóng nực. Dù gì đi nữa, đơn giản vẫn là tốt nhất!
7. Cendol (Đông Nam Á)
www.johorkaki.blogspot.com
Phổ biến ở Indonesia, Malaysia, Singapore, Brunei, Việt Nam, Thái Lan và Myanmar, món cendol là một món ăn tráng miệng truyền thống, ở Việt Nam gọi là “chè đậu bánh lọt”, cendol thoạt nhìn thì giống như những chú sâu màu xanh tươi sáng. Theo quan niệm truyền thống, khái niệm cendol liên quan đến jendol trong ngôn ngữ Java, Sudan và Indonesia, đây là chữ viết tắt của từ “sưng” hoặc “phồng” được dùng để liên hệ tới cảm giác khi nuốt món tráng miệng với màu sắc tươi sáng này. Các thành phần của món ăn này bao gồm nước cốt dừa, bánh lọt (làm từ bột gạo và lá dứa để tạo màu xanh), đá bào và đường cọ. Món này cũng có thể chế ra nhiều kiểu, bao gồm đậu đỏ, gạo nếp, thạch, ngô dẻo và sầu riêng. Cendol thường được bán dạo bên lề đường, tại các gian hàng ăn uống, và các khu bán rong trên khắp Đông Nam Á. Mặc dù cảm giác khi ăn cendol có thể lạ lẫm với một số người, nhưng đây chắc chắn là một món ăn đáng để thử khi tản bộ trên các con phố!