Tinh Hoa

Xác ướp Ai Cập: Có cần thiết phải mở ra hay nên được giữ nguyên vẹn?

Cuộc chinh phục Ai Cập của vị hoàng đế nổi tiếng Napoleon vào thế kỷ 18, khiến Châu Âu bắt đầu quan tâm đến Ai Cập cổ đại. Kể từ đó, Egyptomania[1] ảnh hưởng không chỉ đến cả Châu Âu mà còn ảnh hưởng tới xã hội toàn thế giới.

Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục 1001 bí ẩn của Bocau Network.

Kể từ lần đầu tiên được biết tới, các xác ướp không dành được sự tôn trọng như những gì chúng xứng đáng được. Hội Victoria thường tổ chức các sự kiện để mở xác ướp và lấy chúng ra trước khán giả. Ở Anh, người đi đầu trong việc mở xác là ông Thomas Pettigrew (là bác sỹ và người buôn đồ cổ). Các buổi mở xác của ông thường được tổ chức ở các địa điểm khác nhau như Học viện Hoàng Gia hay các buổi họp mặt riêng tư. Những lúc đó, ông tiến hành việc khám nghiệm xác ướp nhằm mục đích giáo dục và giải trí. Tuy nhiên, nó không được thực hiện ở các buổi họp xã hội, mà thường trong bối cảnh nghiên cứu.

Vào năm 1980, Margaret Murray là người phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm làm giảng viên khảo cổ học ở Anh, cô phụ trách việc mở một xác ướp Khnum-Nakht thuộc triều đại thứ 12 ở Manchester. Công việc này được làm trong hội trường có 500 khán giả. Mặc dù buổi khám nghiệm này liên quan đến học thuật, thế nhưng trong cảnh tượng mà mọi người vây xung quanh xác ướp và trố mắt nhìn “màn trình diễn quái dị” thì nó lại được so sánh giống như sự tò mò bệnh hoạn của con người vào thế kỷ 19 và 20.

Mặc dù các cuộc trình diễn công khai này là điều không thể chấp nhận và là vô đạo đức trong thời đại hiện nay, tuy nhiên điều này có thể sẽ không tái diễn nữa. Vì tình trạng giáo dục của chúng ta hiện nay và trước đây là rất khác biệt, do đó chúng ta cũng không nên đánh giá các hành động với ý tốt của các học giả ở thế kỷ 20 dựa trên quan điểm ở thế kỷ 21.

Thay vì thúc đẩy niềm đam mê khám phá, thì sự cuồng loạn và giật gân liên quan tới xác ướp Ai Cập lại được đưa thành cao trào kể từ đó. Ngày nay, việc sử dụng công nghệ vật lý để mở xác ướp được mọi người tán thành. Theo yêu cầu về đạo đức, việc mở xác ướp sẽ không bao gồm việc lấy xác ướp ra khỏi những tấm vải cuốn, trừ khi có những lý do cần thiết. Nhưng để thỏa mãn niềm đam mê nghiên cứu và học hỏi của các học giả, họ đã tạo ra những phương pháp đơn giản để khám phá xác ướp mà không cần phải mở các lớp vỏ bọc. Trong đó, phương pháp quét ảnh CT được sử dụng để tạo ra những mô hình ảo về xác ướp, qua đó giúp các nhà nghiên cứu quan sát được các lớp bên trong để có được thông tin cần thiết, từ đó hình dung cuộc sống của cá nhân đó.

Hiện nay, việc mở xác ướp ảo không chỉ dừng lại ở các học giả mà nó còn được trình diễn trước công chúng. Lấy ví dụ, triển lãm ở Bảo tàng Medelhavsmuseet của Thụy Điển (Bảo tàng cổ vật cận Đông và Địa Trung Hải) trình diễn 8 xác ướp bao gồm tu sỹ Ai Cập, Neswaiu, cô ca sỹ trẻ 7 tuổi và người giữ cửa.

Trong khi các phương pháp mới giúp cải tiến hơn các phương pháp cổ điển, câu hỏi được đặt ra là: “chúng ta có nên can thiệp vào tất cả các xác ướp hay không?” Bởi vì quá trình chuẩn bị cho người chết sang thế giới bên kia gồm rất nhiều nghi thức và có ý nghĩa lớn đối với người Ai Cập cổ đại. Thực tế là, cơ thể người chết không dành cho việc chiêm ngưỡng.

Theo tác giả Zoe Pilger của bài Xác ướp Ai Cập: Khoa học hay xúc phạm thần linh? cho chúng ta một cái nhìn mới về cuộc triển lãm “bom tấn” ở bảo tàng Anh “Những khám phá mới về cuộc sống của người cổ đại: Tám xác ướp, tám câu chuyện” như sau:

“Thay vì việc mở xác ướp nhằm mục đích giải trí cho công chúng, chúng ta cần phải tôn trọng và khám phá các xác ướp một cách nghiêm túc bằng khoa học. Thay vì để khiếp sợ, chúng ta cần phải khuyến kích để cảm nhận ý nghĩa của khoa học nhân văn; họ xứng đáng được tôn trọng từ”

Theo Vietdaikynguyen.com