Tinh Hoa

Điều gì đang xảy ra với đại dương của chúng ta?

Gần đây bạn có đến bãi biển? Có lẽ bạn đã chú ý đến một vài lon nước, chai nhựa, và có thể một số mảnh vỡ khác và nghĩ rằng “không có vấn đề gì cả, nó chỉ là một vài miếng thôi”. Thực tế tồi tệ hơn nhiều so với những gì hầu hết mọi người nhận ra. Có nghĩa là hàng triệu tấn chất dẻo trong các đại dương, hàng triệu gallon dầu và hóa chất thải ra đang làm nhiễm độc nước, lưới trôi dạt và những đồ phế thải khác hay con người gọi chung là “rác”. Chúng ta hãy phân tích một chút, và xem xét những gì xảy ra với những thứ chúng ta ném vào thùng rác.

 

Nhựa

Ngày nay, chúng ta tìm thấy nhựa khắp mọi nơi, ý tôi là mọi nơi theo nghĩa đen. Mọi quốc gia đã đều bị ảnh hưởng bởi loại ô nhiễm này. Các nhà khoa học thậm chí còn tìm thấy nhựa bên trong cơ thể của chúng ta, và một số hoá chất trong nhựa phế thải thực sự ảnh hưởng khủng khiếp đến sức khỏe. Đối với sinh vật biển nó thậm chí còn có sức tàn phá ghê gớm hơn. Rùa biển tưởng nhầm một túi nhựa với một con sứa và kết quả là nó bị nghẹt thở. Chim lầm tưởng rác thải nhựa với thức ăn và cho con ăn, kết cục chúng bị chết đói, điều này không phải do lỗi của cha mẹ chúng. Những mảnh nhựa khác bám xung quanh vây hoặc cổ động vật gây cản trở sự tăng trưởng và chuyển động của chúng.

Lưới trôi/ Bóng ma bắt cá

Một ví dụ khác là lưới trôi hay còn gọi là “mạng lưới ma”, ngư dân vứt bỏ lưới cá nylon bởi vì chúng quá rối nên không thể tận dụng. Những chiếc lưới này bẫy động vật, sau đó làm mồi cho các động vật khác. Số lượng động vật mắc vào các ngư cụ ít nhất là hàng ngàn nếu không phải là hàng triệu, từ những con cua và động vật nhỏ khác đến cá mập, cá heo, thậm chí cá voi. Một khi bị mắc kẹt, ngay cả những con cá voi mạnh mẽ nhất cũng không thể di chuyển hoặc bơi lội, và dần dần chết đói, hoặc chết đuối. Những con vật này được gọi là chẳng may “bị bắt”, chứ không phải do các ngư dân đang tìm kiếm để bắt chúng nhưng có đến hàng ngàn con cá bị chết mỗi năm.

Tràn dầu và hóa chất

Tràn dầu và hóa chất, một vấn đề TO LỚN khác… gây nên hàng ngàn cái chết, hàng triệu đôla để làm sạch… và các vấn đề sức khỏe lâu dài đối với đời sống của các sinh vật biển trong khu vực của vụ tràn dầu. Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu những ảnh hưởng lâu dài của thảm họa phóng xạ Fukushima từ cơn sóng thần, nhưng những ảnh hưởng ngắn hạn đã biểu hiện ra, đó là cá bị nhiễm xạ. Những vấn đề do con người gây ra hệ quả lâu dài, nhưng CÓ cách để giúp cải thiện tình hình tồi tệ này.

Những cách ấy là gì?

Chính phủ, các tổ chức khác nhau và những nhà khoa học đang giải quyết vấn đề này bằng cách nghĩ ra những phương án mới và sáng tạo giúp chúng ta có thể giải quyết những vấn đề này. Nhựa mới đang được phát minh sẽ làm giảm ô nhiễm. Một công nghệ mới khác đó là màng giữ nước (water holding membrane) hoàn toàn có thể thay thế các chai nước bằng nhựa hiện nay – loại mà thường biến chất theo thời gian và thải hóa chất độc hại vào nước. Những sinh viên cũng đang nỗ lực tham gia vào dọn dẹp và có những giải pháp mà tất cả mọi người có thể làm để giải quyết vấn đề này. Các tổ chức khác đang giúp phục hồi chức năng sự sống hoang dã khi các sinh vật biển đang bị bắt bằng lưới hay bị tổn thương do tàu thuyền hoặc nhiễm bệnh do nước.

Dưới đây là một số ý tưởng rất đơn giản về cách thức bạn có thể giúp giải quyết triệt để vấn đề lớn này: Sử dụng túi giấy khi bạn mua sắm thực phẩm, hoặc túi vải có thể được tái sử dụng nhiều lần; mang theo một túi vải khi bạn đi đến bãi biển và thu thập nhựa, kim loại, đồ phế thải thủy tinh. Khi bạn bắt gặp sâu bọ trong khu vườn nhà bạn hay muốn nhổ cỏ dại, đừng phụ thuộc vào hóa chất, thay vào đó, hãy lựa chọn các phương án phân hủy sinh học. Giấm trộn với xà phòng, nước và một số lượng nhỏ amoniac hoặc một liều lượng muối đậm là đủ để tiêu hủy hầu hết cỏ dại. Một giải pháp khả thi khác là sử dụng một chai nước bằng thủy tinh hoặc kim loại có thể được rửa sạch và tái sử dụng nhiều lần hơn là dùng chai nhựa và sau đó lại vứt chúng trong bãi rác và các đại dương.

Thêm ý tưởng hay nữa là hãy cố gắng phát minh ra vật dụng khác từ những cái mà bạn không cần nữa. Ví dụ, một hộp sữa gallon đã hết làm thành một cái muỗng lớn, hay một cái phễu. Chai thủy tinh có thể được cắt và làm tan chảy những mẩu sắc còn lại để làm kính màu cho nhà bếp, những chiếc lưới cũ có thể được sử dụng như treo trong nhà và trang trí chúng bằng các vật dụng nhỏ khác nhau, hoặc chỉ đơn giản là sử dụng để giữ đồ chơi và các vật nhỏ khác cho khỏi rơi ra sàn. Đây chỉ là một vài trong vô số những ý tưởng giúp một người có thể áp dụng để giải quyết vấn đề rất lớn.

 

Theo Đại Kỷ Nguyên