Một tàu cảnh sát biển Việt Nam bị bị tàu Trung Quốc đâm hư hỏng gần Hoàng Sa, ngày 27/5/2014.
Chiều ngày 9/6, đa số đại biểu Quốc hội đã đồng ý thông qua nghị quyết về cân đối ngân sách, trong đó có khoản dành cho cho các lực lượng đang hoạt động trên biển, trong bối cảnh cuộc đối đầu giữa Hà Nội và Bắc Kinh quanh giàn khoan dầu gây tranh cãi vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu.
Quốc hội Việt Nam thống nhất chi 16.000 tỷ đồng để đầu tư cho lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư và ngư dân.
ĐB Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương – Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cho biết như sau:
“Do cân đối ngân sách, thấy rằng trong thời điểm hiện tại có thể có điều kiện để hỗ trợ cho ngư dân thì hỗ trợ. Ngư dân người ta bám biển, người ta làm ăn sản xuất trong điều kiện hiện nay có nhiều khó khăn thì việc hỗ trợ ngư dân là cần thiết. Thực ra, trong nhiều năm vừa rồi, nhiều đại biểu người ta đã đề nghị về việc đó rồi. Thực ra thì cái mục tiêu hỗ trợ co ngư dân là cần thiết trong thời điểm này. Mình phải tăng cường và hỗ trợ cho ngư dân trong việc người ta sản xuất, bám biển để người ta sản xuất, người ta đánh bắt cá thôi, chứ còn không phải để hỗ trợ cho ngư dân để đi ra để làm cái việc gì với Trung Quốc cả. Đừng có xoáy vào những vấn đề như vậy”, Theo VOA.
Trước khi xảy ra sự việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu vào khu vực mà Việt Nam nói là thềm lục địa của mình, hồi tháng Ba, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nói rằng cần phải hỗ trợ tối đa cho hơn 1 triệu ngư dân Việt Nam ‘giữ vững chủ quyền’.
Ưu đãi cho các ngư phủ thông qua chính sách về vốn và bảo hiểm thuyền viên là hai trong số những vấn đề Thủ tướng Việt Nam nêu lên.
Ông Dũng nói rằng: “Chúng ta có một vùng biển rộng lớn. Vậy nên việc hỗ trợ ngư dân ra biển phải nhắm tới chính sách giúp người dân đóng tàu lớn, thay cho tàu gỗ nhỏ thì ngư dân mới có thể đi xa được”.
Theo VOA