Tinh Hoa

Một số phương pháp xử lý chất thải

– Phương pháp sinh học: đối với các chất hữu cơ hòa tan và một số chất vô cơ có trong nước như: Nito, Ammonia…cần xử lý nước thải bằng phương pháp đưa các vi sinh vật kỵ khí, hiếu khí để thực hiện quá trình phân hủy các chất cặn bã. 

    – Phương pháp hóa học và hóa lý trong xử lý nước thải: chất thải có chữa axit vô cơ, kiềm được trung hòa độ PH bằng cách trộn lẫn nước thải axit với nước thải kiềm, bổ sung một số tác nhận hóa học cần thiết, lọc nước axit qua chất liệu trung hòa, hấp thụ khí axit bằng dung dịch kiềm và ngược lại.Tạo bông, keo tụ để xử lý nước thải cũng được sử dụng trong trường hợp nước thải tồn tại ở dạng hạt keo mịn phân tán. Các hạt này trong thực tế luôn lơ lửng và liên kết chặt chẽ nhờ lực đẩy tĩnh điện. Để phá vỡ chúng cần trung hòa điện tích bề mặt, các hạt keo được trung hòa sẽ liên kết các hạt khác tạo thành bông cặn có kích thước lớn hơn và chìm xuống đáy. 

    – Phương pháp lý học trong xử lý nước thải với một số chất không tan trong nước, để xử lý chúng việc sử dụng các phương pháp cơ học như song chắn rác, lưới chắn rác lắng với tác động của lực ly tâm và trọng lực. Tùy vào kích thước, tính chất lý hóa, mức độ cần làm sạch, lưu lượng nước thải mà sửu dụng một số công cụ khác nhau như: song chắn rác đối với rác thải khối lượng lớn, bể lắng cát để tách các tạp chất vô cơ không tan, bể lắng xử lý nước thải… 

Mỗi phương pháp chúng tôi đều đưa ra là kết quả của việc nghiên cứu xác thực và kết hợp công nghệ tối ưu nhất để đưa ra cho khách hàng một giải pháp tổng thể và bền vững. Cùng với đội ngũ kỹ thuật viên kinh nghiệm chúng tôi tận tình tư vấn hỗ trợ quý khách biện pháp môi trường về:

1. Phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường 

    Nâng cao chất lượng đánh giá môi trường chiến lược, bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường được lồng ghép trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, đề án tư vấn môi trường phát triển kinh tế – xã hội. 

    Nâng cao hiệu quả của đánh giá tác động môi trường trong việc sàng lọc, ngăn ngừa công nghệ sản xuất lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường trong các dự án đầu tư phát triển. 

    Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc đưa công nghệ, máy móc, phương tiện, thiết bị cũ, lạc hậu gây ô nhiễm môi trường; đưa chất thải vào nước ta. 

2. Cải tạo, phục hồi môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm, suy thoái; đẩy mạnh cung cấp nước sạch và dịch vụ vệ sinh môi trường 

    Gắn quy hoạch chỉnh trang đô thị, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống tiêu thoát nước thải, nước mưa, xây dựng các hệ thống xử lý nước thải tập trung với kế hoạch, chương trình, dự án cải tạo, phục hồi các hồ, ao, kênh, mương, đoạn sông trong các đô thị, khu dân cư. 

    Lập kế hoạch và từng bước thực hiện việc xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường, ưu tiên đối với các vùng đất trong hoặc gần khu dân cư, đầu nguồn nước, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. 

    Ưu tiên hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế, các tập đoàn, công ty nước ngoài trong việc tìm kiếm nguồn lực, công nghệ xử lý, máy móc, thiết bị, hóa chất xử lý nhằm cải tạo vùng đất bị nhiễm độc, tồn lưu hóa chất, các chất gây ô nhiễm môi trường. 

3. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ về bảo vệ môi trường 

    Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về dịch vụ môi trường, phát triển và ứng dụng công nghệ cao trong bảo vệ môi trường, phát huy vai trò của khoa học và công nghệ trong việc thúc đẩy, nâng cao chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế, thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh. 

    Phát triển, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến về phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, tiết kiệm năng lượng, sản xuất và sử dụng năng lượng sạch, tái tạo. Đẩy nhanh tiến độ đổi mới công nghệ sản xuất, công nghệ xây dựng theo hướng ứng dụng công nghệ sản xuất, xây dựng tiêu tốn ít nguyên, nhiên liệu, năng lượng, ít chất thải, các-bon thấp.