Biểu đồ nhập khẩu ngũ cốc của Trung Quốc từ Mỹ, năm 2000-2013. Màu xanh thẫm là ngô, đỏ là ngũ cốc sấy khô, màu xanh lá cây là lúa mạch, màu tím là lúa mì, màu cam là gạo, và màu đen là hạt kê (lúa miến) (Theo Phòng Nghiên cứu Kinh tế của Bộ Nông nghiệp Mỹ)
Trung Quốc thay đổi chính sách lương thực, cho thấy nước này giờ đây nhập khẩu ngũ cốc nhiều hơn tự sản xuất. Đây là tin xấu, không chỉ vì an ninh lương thực của 1.3 tỷ dân Trung Quốc, mà còn là vấn đề tài nguyên thiên nhiên của cả thế giới.
Trung Quốc nhập khẩu hơn 63 triệu tấn đỗ tương trong năm 2013, tăng 6 lần so với 13 năm trước, theo như thống kê của chính quyền Trung Quốc. Lượng đỗ tương nhập khẩu của Trung Quốc vượt quá phần sản xuất trong nước khoảng 80%. Sự thay đổi lớn này không chỉ giới hạn ở đỗ tương. Trung Quốc giờ đây cũng phụ thuộc vào nhập khẩu lúa mì, gạo và ngô, với tình trạng gia tăng lượng nhập tương tự.
Trung Quốc sẽ ngày càng thêm phụ thuộc vào ngũ cốc nhập khẩu. Tháng 2 vừa qua, chính quyền Trung Quốc từ bỏ chính sách tự cung trong sản xuất ngũ cốc. Điều này đặt đất nước vào tình trạng đầu ra của sản xuất thiếu hụt rất lớn so với mức tiêu thụ. Shefali Sharma, giám đốc bộ phận hàng hóa nông sản và toàn cầu hóa của Viện Chính sách Thương mại và Nông nghiệp Mỹ, nói: “Nhu cầu ở Trung Quốc chỉ cần tăng một chút, thì đã là lượng xuất khẩu khổng lồ đối với nước khác. Điều đó cũng có nghĩa, nhu cầu sử dụng đất đai và nguồn nước tăng lên rất lớn”. Bà nhấn mạnh thế giới nên xem xét cần làm gì để đáp ứng nhu cầu ngũ cốc của Trung Quốc.
Bà nói, lượng nước cần cho 50.000 gia đình ở California, tương đương lượng nước mà người Mỹ đang dùng để trồng cỏ linh lăng cho Trung Quốc. Trong khi đó, ở Brazil, để đáp ứng nhu cầu nhập đỗ tương của Trung Quốc, đất nước này có thể đối mặt với việc phá rừng quy mô lớn.
Bà nói: “Hiện nay, chúng tôi đang nhìn thấy ảnh hưởng này. Vì vậy nếu chúng ta thấy điều này, thì xuất khẩu gia tăng có hệ quả gì?”
Tăng sự phụ thuộc
Trung Quốc là nước nhập khẩu lương thực và nông sản lớn nhất của Mỹ, và chiếm gần 20% lượng xuất khẩu của Mỹ, theo báo cáo gần đây của Bộ Nông nghiệp Mỹ.
Năm 2013, Trung Quốc nhập khẩu lương thực ở mức cao kỷ lục trong 6 năm gần đây, chiếm 26.7 tỷ USD với sản phẩm đỗ tương, lúa mì, ngô và lâm sản. Báo cáo cho thấy kể từ năm 2008, Trung Quốc đã chuyển đổi từ nước xuất khẩu lương thực lớn thành nước nhập khẩu lương thực khổng lồ.
Sự chuyển đổi chính sách gần đây gắn với ngành thực phẩm thịt ở Trung Quốc. Nhu cầu thực phẩm thịt ở Trung Quốc cần rất nhiều nguồn lực, mà đất nước này không thể hỗ trợ. Sharma nói, “Họ thừa nhận rằng họ không có đủ đất trồng, họ không có đủ nước”.
Sharma nói Hội đồng Ngũ cốc Mỹ ước tính Trung Quốc sẽ cần nhập khẩu từ 19 triệu đến 20 triệu tấn ngô vào năm 2022. Bà nhấn mạnh: “Con số đó bằng khoảng một phần ba lượng ngô giao dịch trên thị trường thế giới hiện nay. Thị trường ngũ cốc thế giới rất biến động và bấp bênh”. Bà cũng nói chỉ có 12% lượng ngũ cốc trồng trên thế giới được buôn bán. “Trung Quốc thật sự là ví dụ điển hình cho vấn đề này vì Trung Quốc tiêu thụ quá nhiều”
Khủng hoảng lương thực ở Trung Quốc
Trung Quốc đang chịu sự thiếu hụt ngũ cốc lớn và điều này do một số yếu tố.
Truyền thông Trung Quốc cho biết sự thiếu hụt ngũ cốc là do ô nhiễm kim loại nặng nghiêm trọng. Các vấn đề thời tiết khắc nghiệt và sa mạc hóa cũng đã làm giảm diện tích đất trồng của Trung Quốc. Đối mặt với sản lượng ngũ cốc đang giảm đi đáng kể, người dân Trung Quốc nhận ra đất nước mình đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt lương thực lâu dài.
Chuyển đối từ tập trung vào ngũ cốc sang thực phẩm thịt chỉ là giải pháp tạm thời, vì thực phẩm thịt ít bị tác động bởi ô nhiễm môi trường. Nông dân có thể đơn giản chăn nuôi bằng ngũ cốc nhập khẩu, trong khi vẫn sản xuất thực phẩm ở địa phương. Tập trung sang nhập khẩu ngũ cốc có nghĩa nếu dừng nhập khẩu, Trung Quốc sẽ mất nguồn lương thực cho ngành thịt, và khi đó người Trung Quốc không có cả thịt và ngũ cốc.
Để giữ nguyên hiện trạng, Trung Quốc phải duy trì nhập khẩu liên tục, nhưng các vấn đề khác lại tiếp tục đến.
Một số quan chức Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã cưỡng chế chiếm đất nông nghiệp trong khi họ tuyên bố đó là đất bỏ hoang.
Đã có các tuyên bố phá sản của các nhà nhập khẩu đỗ tương Trung Quốc, vì họ không thể nhận được thư tín dụng của các ngân hàng Trung Quốc. Ở Trung Quốc, trường hợp các nhà nhập khẩu lừa đảo hệ thống ngân hàng cũng không phải hiếm. Có các vụ phổ biến như sau: họ nhập lượng lớn lương thực, dùng biên lai kho hàng để ký quỹ và nhận tiền từ ngân hàng, và sau đó chuyển tiền giấu vào các ngành khác. Điều này làm tăng chỉ số sở hữu ngũ cốc trên đầu người ở Trung Quốc đại lục lên mức cao hơn trung bình của thế giới rất nhiều.
Năm 2012, chỉ số sở hữu ngũ cốc trên đầu người của thế giới là 321.7kg, nhưng theo thống kê của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, chỉ số này của Trung Quốc là 463kg, gấp 1.43 lần thế giới.