Tinh Hoa

10 công việc bị “ghét” nhất

Chúng ta đều biết rằng luôn có nhiều người không tìm được sự thỏa mãn với công việc của mình. Dưới đây là 10 công việc bị “ghét” nhất được đưa ra dựa trên kết quả cuộc khảo sát hàng trăm nghìn nhân viên của CareerBliss.

 

 

Mức độ bất mãn của những người làm quản lý sản phẩm thường rất cao. (ảnh minh họa)

 

10. Chuyên viên marketing

Chuyên viên marketing là người phụ trách mảng quảng cáo và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Trong đó bao gồm việc phát triển chiến lược nhằm đạt được những mục tiêu về doanh số, dựa trên những cuộc khảo sát khách hàng hay hành vi thị trường.

Theo CareerBliss, khi tham gia cuộc khảo sát, những người giữ vị trí này đều cho biết sự thiếu hướng dẫn là nhân tố chính dẫn đến sự chán nản trong công việc.

 

9. Nhân viên điều khiển máy CNC

Công việc này là phụ trách hoạt động của chiếc máy điều khiển. Đối với người lãnh đạo, thì đây là loại máy điều khiển hoạt động của máy tiện hoặc máy hàn. Còn đối với người thực hiện, đây lại là một chuỗi những công việc thủ công lỗi thời, với tốc độ chậm và nguy hiểm cho người điều khiển.

Hiện nay, công việc nguy hiểm của nhân viên điều khiển CNC đã được thay thế bằng máy. Họ không phải làm gì nhiều ngoài việc ấn nút và kiểm tra để đảm bảo bộ làm mát đang ở mức an toàn. Vì đây là một công việc với kỹ năng chuyên môn đặc biệt, cho nên hầu như nhân viên điều khiển CNC không có hội thăng tiến. Đây chính là lý do khiến những người làm việc này không thấy được niềm vui trong công việc.

 

8. Nhân viên hỗ trợ kỹ thuật

Công việc của nhân viên hỗ trợ kỹ thuật là giúp đỡ mọi người xử lý những vấn đề liên quan đến máy tính. Họ phải giải thích một cách bình tĩnh cho khách hàng đang bấn loạn vì những vấn đề máy tính, thường là qua điện thoại.

Nhân viên hỗ trợ kỹ thuật thường phải làm việc trong nhiều môi trường khác nhau và cũng thường bị gọi đi bất ngờ, thậm chí cả vào ngày nghỉ hay cuối tuần. Đôi khi vấn đề của khách hàng chỉ là họ chưa bật máy in, chưa cắm điện hay việc đưa cháu nhỏ nghịch ngợm gây hỏng hóc.

 

7. Thư ký toà án

Thư ký tòa án là một trong những vị trí danh giá trong nghề luật. Thư ký tòa án là người hỗ trợ cho thẩm phán trong việc viết ý kiến và những người có được việc làm này luôn là những người đứng trong top đầu trong lớp tại trường luật.

Sáu thẩm phán của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, trong đó có Elena Kagan và chánh án John Roberts đều đã từng làm thư ký tòa án khi mới bắt đầu sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, kết quả khảo sát của những người làm công việc này vẫn cho thấy mức độ thiếu thỏa mãn cao. Thời gian làm việc dài và căng thẳng là một trong những nguyên nhân khiến họ chán nản.

 

6. Nhân viên kỹ thuật điện tử

Công việc này bao gồm khắc phục sự cố và thu thập dữ liệu hàng tháng của hệ thống điện tử. Họ làm việc trong mọi lĩnh vực và có thể được thuê làm cho một công ty điện thoại, một chuỗi nhà hàng ăn nhanh hay cả Hải quân Mỹ. Ở bất cứ nơi nào, nhân viên kỹ thuật luôn phải tiếp xúc với khách hàng và phải có khả năng giải quyết vấn đề kỹ thuật phức tạp một cách nhanh chóng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự không hài lòng của những người làm nghề này. Một người tham kháo sát làm nghề này phàn nàn về lịch làm việc, về cơ hội thăng tiến và về cộng sự không có động lực làm việc.

 

5. Chuyên gia kỹ thuật

Theo CareerBliss, chuyên gia kỹ thuật là người đưa ra “những phân tích, nhận định, thiết kế, xây dựng, kiểm tra, lắp đặt và sửa chữa của các công trình. Có nghĩa là nếu một công ty muốn thiết kết một dự án, chuyên gia kỹ thuật sẽ đánh giá tính khả thi của nó.

Đây là một công việc đòi hỏi những hiểu biết sâu sắc về kỹ thuật. Tuy nhiên, các chuyên gia kỹ thuật cho rằng chuyên môn của họ không được tôn trọng đề cao. Họ đưa ra phàn nàn về sự “thiếu giao tiếp của ban lãnh đạo cấp trên” và cảm thấy đầu vào làm nghề này không được xét duyệt một cách nghiêm túc.

 

4. Chuyên gia phát triển Website

Công việc này bao gồm thiết kế, duy trì và phát triển các ứng dụng Internet. Hiện nay, mỗi công ty đều muốn xây dựng hình ảnh của công ty qua website, do đó chuyên gia phát triển website có thể làm việc cho nhiều loại công ty, theo hình thức toàn thời gian, bán thời gian hay hành nghề tự do.

Những hạn chế trong giao tiếp và sự thiếu hiểu biết về công nghệ của ông chủ là nguyên nhân khiến đôi khi họ chán nản với công việc của mình.

 

3. Chuyên viên quản lý sản phẩm

Công việc của nhân viên quản lý sản phẩm phụ thuộc vào công ty và lĩnh vực hoạt động của công ty. Trong một số trường hợp, công việc này đơn giản chỉ đòi hỏi kỹ năng đánh giá xem sản phẩm nào phù hợp nhất với công việc kinh doanh của công ty. Cũng có trường hợp, công việc lại liên quan đến marketing, quản lý nguồn lực và lên lịch.

Mức độ bất mãn của những người làm việc này thường rất cao. Họ phàn này về sự hạn chế cơ hội thăng tiến. Những người thiếu tế nhị thì nói rằng, “công việc này cực kỳ nhàm chán”.

 

2. Giám đốc Marketing và bán hàng

Giám đốc Marketing và bán hàng là người lên kế hoạch hoặc đưa ra chiến lược nhằm thúc đẩy kinh doanh của công ty. Công việc thường là quản lý ngân sách, quan hệ công chúng và đào tạo nhân viên.

Giám đốc Marketing và bán hàng là những người có mức độ bất mãn trong công việc cao thứ 2, theo kết quả cuộc khảo sát. Đa số phàn nàn về sự thiếu hướng dẫn của cấp trên và sự hạn chế trong thăng tiến.

 

1. Giám đốc công nghệ thông tin (IT)

Hiện nay, công nghệ thông tin đang ngày càng trở nên phổ biến trong giới doanh nghiệp, và cũng được trả lương khá cao nên trong công ty, giám đốc IT có thể có vị thế cao như CEO.

Tuy nhiên, những người làm nghề này vẫn tỏ ra không hài lòng trong công việc, vượt xa so với những việc như phục vụ bàn, quét dọn hay khuân vác. Lý do là: “Sự độc đoán và thiếu tôn trọng nhân viên”, những người tham gia cuộc khảo sát này cho biết.

Ngọc Trang

Theo CNBC