Mô hình tòa tháp khổng lồ cao 800 m
Một công ty có trụ sở tại bang Maryland, Mỹ sẽ xây dựng một tòa tháp cao 800 m để sản xuất điện, đủ sức tao ra một lượng điện năng tương đương hơn 400 km² tua-bin gió.
Với tên gọi tháp năng lượng gió mặt trời, tháp hoạt động dựa nguyên lý sử dụng sức nước làm quay các tua -bin, nhưng cách làm của họ lại hoàn toàn khác các nhà máy thủy điện truyền thống.
Nước sẽ được bơm trên đỉnh tháp ở chiều cao khoảng 685 mét và phun vào lòng tháp. Không khí nóng làm áp suất tăng sẽ ép nước rơi xuống đáy tháp với vận tốc tối đa 80 km/giờ, làm quay 120 tua -bin được lắp đặt bên dưới.
Số tua -bin này có thể đón nhận cùng lúc 11,5 triệu m³ nước. Một phần điện năng được tạo ra sẽ dùng để bơm nước lên ngọn tháp.
Công suất tối đa của tháp có thể đạt 1.250 MW, tương đương với sản lượng điện của 400 km² tua bin gió. Bên ngoài tòa tháp sẽ được lắp đặt hệ thống quạt gió, tận dụng tối đa lợi thể để sản xuất điện.
Lợi thế lớn nhất của hệ thống này là nó có thể chạy cả ngày lẫn đêm và không phụ thuộc vào thời tiết như năng lượng mặt trời hay năng lượng gió.
Hạn chế lớn nhất của nó là quy mô và chi phí dựng tòa tháp khá đắt đỏ, lên đến 1,5 tỷ USD cũng như lượng nước khổng lồ mà nó cần để vận hành nhà máy.
Tòa tháp đã được cấp phép xây dựng tại San Luis, bang Arizona. Vì nhiệt độ nóng bức của sa mạc Arizona là điều kiện thuận lợi để tạo áp suất ép nước từ trên đỉnh tháp.
Lâm Nguyên (theo Daily Mail, Motthegioi)