Trung Quốc là một trong số những đất nước có chiều dài lịch sử lâu đời nhất trên thế giới. Trải qua hàng ngàn năm, những gì để lại không chỉ là nền văn hóa độc đáo, nhiều di tích hoành tráng mà kèm theo đó là cả những câu chuyện, hiện vật liên quan đến tín ngưỡng, tâm linh kỳ bí khiến ai cũng tò mò.
Sau đây là một vài trong số vô vàn câu chuyện và cả hiện vật chứng minh cho sự phong phú, bí ẩn từ các triều đại Trung Quốc cổ xưa để lại.
Thi thể “cương thi” từ thời nhà Thanh
Thi thể này được tìm thấy ở Nam Sung, Tứ Xuyên vào năm 2005. Cái xác có tuổi đời hàng trăm năm, khả năng là từ thời nhà Thanh. Thi thể cứng, không bị phân hủy, được an táng trông như một “thây ma”. Cùng lúc đó, người ta tìm thấy cả gạo nếp và giấy bùa được chôn theo cùng giống như những truyền thuyết về thây ma mà chúng ta thường thấy trên phim ảnh, thi thể cùng tất cả vật phẩm đều ở bên trong quan tài.
Sau khi Nanchong biết sự tồn tại của cái xác, nhân viên Cục Di tích Văn hóa đã lập tức tới nơi và đốt luôn xác chết mà không hề do dự. Tuy rằng đó là một cái xác cổ, rất có giá trị trong văn hóa và y học. Thi thể này được ví như một báu vật tương tự như những xác ướp Ai Cập cổ đại.
Sau khi khai quật chúng luôn được bảo quản và giữ gìn tuyệt đối, do đó việc làm của Trung Quốc đến nay vẫn khiến nhiều người tò mò.
“Bức tượng sống” Đại sư Huệ năng duy nhất tồn tại trong lịch sử Trung Quốc
Sinh thời, Đại sư Huệ năng sống ở thời nhà Đường, ngài được coi là vị Bồ Tát bằng xương bằng thịt đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Hiện nay, nhục thể ngài ngồi thiền đã trải qua 1200 năm và được đặt nghiêm trang ở chùa Nanhua thuộc Thiều Quan, Quảng Đông.
Năm xưa khi thực hiện cuộc Cách mạng Văn hóa, Hồng vệ binh đã tìm mọi cách để loại trừ hết thảy những gì thuộc về giá trị truyền thống, văn hóa và cả tín ngưỡng của Trung Quốc cổ đại. Họ dùng búa tạ đập phá chùa chiền, nhà thờ, trong đó có cả một lỗ nhỏ trên ngực nhục thể Đại sư Huệ năng để nhìn xem nhục thể ông có phải do con người tạo ra không. Nhưng cuối cùng, người ta thấy cả nội tạng còn nguyên vẹn bên trong nên quá đỗi sợ hãi lập tức quỳ lạy, van xin.
Lời nguyền bảo vệ lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn
Truyền thuyết nói rằng, lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn không thể được tìm ra trong suốt gần 800 năm vì có một lời nguyền bảo vệ.
Theo một số ghi chép, vào ngày chôn cất Thành Cát Tư Hãn, những người hộ tống đã giết tất cả những ai xuất hiện trên lộ trình để đảm bảo bí mật vị trí nơi an nghỉ cuối cùng của thủ lĩnh. Sau khi xây xong lăng mộ thì cả nô lệ và lính cai quản quân cũng bị giết, chỉ một vài người tin tưởng biết được bí mật này thì sẽ giữ kín cho đến khi xuống suối vàng.
Thế nhưng vào năm 2002, nhà khảo cổ học không chuyên người Mỹ là Maury Kravitz – người dùng 40 năm trước khi mất để tìm kiếm lăng mộ công khai rằng họ đã tìm thấy lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn. Trong quá trình tìm kiếm, đội khảo cổ phát hiện ra ngôi mộ được bảo vệ bằng một bức tường dài hơn 3km và có rất nhiều con rắn bất ngờ trồi lên từ bức tường. Về sau, cả đoàn đã dừng lại việc khai quật và rút khỏi Mông Cổ.
Dây chuyền ngọc bích Song Ngư ở hồ La Bố Bạc
Vài chục năm trước khi nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa thành lập, đã có rất nhiều người mất tích ở hồ La Bố Bạc. Người đầu tiên bắt đầu cuộc hành trình vào năm 1980 là nhà hóa sinh, nhà thám hiểm Bành Gia Mộc. Nhưng về sau, Chính phủ phái người tìm kiếm đến cả địa điểm cuối cùng ông đến nhưng vẫn không rõ tung tích.
Kéo theo đó là còn rất nhiều thanh niên tò mò, đam mê sưu tập đồ cổ khác sau này đến thám hiểm nhưng đều một đi không trở về.
Tất cả sự kiện bí ẩn này đều bắt nguồn từ mặt dây chuyền ngọc Song Ngư. Thông tin về mặt dây chuyền này rất ít ỏi mà chúng ta có thể tìm được, Chính phủ Trung Quốc cũng đã niêm phong tất cả thông tin liên quan dù rất ít ra ngoài. Và chính riêng bản thân miếng ngọc này cũng còn là một bí ẩn cổ xưa chưa được khai phá.
Mạch Khê (t/h)