Con người ở trên đời đều mong muốn được trường thọ, đặc biệt là việc giữ được sức khỏe khi đã về già. Nhưng làm sao để sống khỏe mạnh và trường thọ? Nhìn lại những người được cho là sống thọ trên thế giới, họ đều có đặc điểm chung là hiểu về dưỡng sinh.
Giáo sư Đông y Đặng Thiết Đào là một trong những quốc y đại sư (một danh hiệu cao quý nhất trong ngành y học cổ truyền của Trung Quốc) vẫn vô cùng khỏe mạnh dù đã 102 tuổi. Giáo sư Đào cho rằng, điều quan trọng nhất để khỏe mạnh chính là chú trọng đến dưỡng tâm và dưỡng đức kết hợp hài hòa với ăn uống, sinh hoạt, thể thao, từ đó đạt được mục tiêu trường thọ.
Không chỉ dựa vào kinh nghiệm bản thân, trong quá trình khám chữa bệnh và chăm sóc cho bệnh nhân suốt cuộc đời dài, ông cũng đã tổng kết lại được một lý thuyết, gọi là một bộ bí quyết dưỡng sinh gọi là “Đạo Tứ dưỡng” (gồm lý thuyết về 4 cách chăm sóc sức khỏe).
Sách để nuôi dưỡng đạo đức
Hầu hết các sách dưỡng sinh cổ đại đều nhấn mạnh rằng, muốn dưỡng sinh đúng cách để sống trường thọ, cần quán tấm đến việc dưỡng đức (rèn luyện, bồi dưỡng và thực hành đạo đức). Việc đầu tiên của dưỡng sinh chính là dưỡng đức. Về quan điểm này, người xưa cho rằng, thậm chí phải dưỡng đức thì mới có thể sống thọ, sống có đạo đức là gốc của chăm sóc sức khỏe.
Đọc sách không chỉ mang lại kiến thức, sự hiểu biết, mà còn có thể giúp chúng ta điều khiển và nuôi dưỡng tâm trí, rèn luyện trí não, góp phần quan trọng trong việc nâng cao trí tuệ và tuổi thọ.
Bình tĩnh để nuôi dưỡng tim
Để duy trì trái tim khỏe mạnh, tâm trạng bình ổn, ngồi thiền hay thiền định tâm trí chính là giải pháp hữu hiệu. Đây là cách giúp cho nội tâm trở nên cân bằng, không quá vui hay quá buồn, tránh sự phấn khích quá độ.
Giáo sư Đào thường xuyên thực hành thiền định, ông ngồi xếp bằng chân trên giường và thiền tâm trí, thân trên thả lỏng thư giãn, đầu giữ thẳng ngay ngắn, khép mắt tự nhiên, ngực ưỡn lưng thẳng, hai bàn tay đan ngón vào nhau để lên chân phía trước bụng, miệng khép, sau khi ngồi ngay ngắn, toàn thân thả lỏng, không nên suy nghĩ thêm chuyện ngoài lề.
Phương pháp ngồi thiền này có thể thực hiện vào buổi sáng và trước khi đi ngủ mỗi ngày thực hiện 2 lần. Ngoài ra, cần áp dụng thói quen sinh hoạt làm việc nghỉ ngơi hợp lý, có quy tắc rõ ràng. Duy trì một giấc ngủ đủ cũng là cách tốt để chăm sóc tâm thần. Ngâm chân nước nóng, xoa bóp bàn tay bàn chân, chà xát lên phần sống chân hoặc gan bàn chân hàng ngày cũng là cách giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ.
Tiếp xúc ánh nắng để nuôi dưỡng thận
Thận được xem là “gốc rễ” của con người. Trong các lý thuyết Đông y trải dài từ cổ chí kim, các chuyên gia đều công nhận rằng, chăm sóc thận chính là cách duy trì tuổi thọ.
Theo quan điểm Đông y, ánh nắng giữa trưa được xem là mạnh nhất trong cả ngày. Khi ánh sáng mạnh kết hợp với dương khí trong cơ thể, nó sẽ đạt đến đỉnh cao nhất, từ đó có tác dụng thúc đẩy dương khí lên cao trào, mang đến lợi ích lớn cho việc bổ thận.
Nhiều yếu người cao tuổi có thể trạng suy nhược, sợ lạnh, mệt mỏi, lưng eo đau mỏi, yếu ớt, hơi thở ngắn, hay hụt hơi, tiểu đêm nhiều là những dấu hiệu liên quan đến thận thiếu dương.
Những người hay cảm thấy tinh lực không đủ, hoặc những người trẻ tuổi bị các bệnh liên quan đến thiếu tinh, yếu tinh, xuất tinh sớm đều nên duy trì việc đi bộ vào buổi trưa để bổ dương kịp thời.
Ăn uống để nuôi dưỡng lá lách, dạ dày
Để sống lâu hơn, chúng ta phải chú ý đến việc chăm sóc sức khoẻ cho lách và dạ dày. Bạn muốn dạ dày mạnh khỏe, quan trọng là phải ưu tiên chú trọng đến chế độ ăn uống và tập thể dục.
Hầu hết các hoạt động ăn uống đều cần phải biết tiết chế và điều chỉnh về ngưỡng lành mạnh nhất có thể. Không nên ăn nhiều thực phẩm có chất béo ngọt, nặng mùi quá mức. Không ăn quá no hoặc quá đói, không ăn quá nhanh. Nếu ăn uống không đúng giờ, sẽ rất dễ làm hỏng tì vị, một khi dạ dày lá lách bị tổn thương, thì sẽ dẫn đến nhiều căn bệnh sinh ra bởi hệ lụy của nó.
Đông y quan niệm, dạ dày và lá lách chính là “tương lai của đời người”. Tất cả các hoạt động hấp thụ dinh dưỡng, tiêu hóa, tái sinh khí huyết, các chức năng khác đều dựa vào dạ dày lá lách hoạt động không ngừng nghỉ mỗi ngày.
Hiện nay có một điểm chung là rất nhiều người mắc các bệnh về đường tiêu hóa, thậm chí bệnh trở nên bị mãn tính. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất mà không nhiều người để ý, cốt lõi nằm ở lý do ăn uống đồ lạnh quá nhiều, mỗi ngày như vậy đều làm tổn thất dương khí, làm cho dạ dày lá lách vận hành sai nhịp, mất đi sự ổn định, làm giảm hấp thụ và tiêu hóa dinh dưỡng.
Kết quả sau đó sẽ là sinh bệnh, kéo dài sẽ là bệnh mãn tính. Vì vậy, hãy ăn uống đúng cách, lựa chọn việc ăn nóng thay cho ăn các món ăn lạnh.
Tuệ Tâm (T/h)