Y học Trung Hoa cổ đại nổi tiếng uyên thâm với những tác phẩm kinh điển như Hoàng Đế Nội Kinh, Thần Nông Bản Thảo… cùng các đại danh y có khả năng cải tử hoàn sinh như Biển Thước, Hoa Đà,… Tuy nhiên, y học Trung Quốc ngày nay lại mang đầy tính quái dị, khiến nhiều người không khỏi chấn động.
1. Thuốc bổ làm từ thịt thai nhi
Trong những năm vừa qua, hải quan Hàn Quốc nhiều lần phát hiện và thu giữ hàng trăm nghìn viên thuốc bổ làm từ thịt trẻ em có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sự việc này xảy ra từ năm 2011 cho đến mới đây. Các viên thuốc này được quảng cáo với chức năng tăng cường miễn dịch, tăng sức dẻo dai, và đôi khi được ngụy trang dưới dạng các viên thuốc tăng lực.
Kênh truyền hình SBS của Hàn Quốc cũng đã phát một phim tài liệu về việc một số công ty dược phẩm Trung Quốc sản xuất và kinh doanh thuốc từ thi thể trẻ sơ sinh chết vì bị sẩy thai và phá thai. Phân tích kiểm tra ADN các viên thuốc cho thấy chúng chứa đến 99,7% là thịt người, thậm chí còn có thể biết được giới tính của những đứa trẻ này. Đồng thời các chuyên gia cũng đã tìm thấy trong đó những vi khuẩn cực độc và đặc biệt nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên họ không tiết lộ thêm thông tin chi tiết, có lẽ vì lý do không muốn tạo căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc.
Người ta cho rằng thi thể trẻ em được lấy từ 2 nguồn: các sản phụ mang bầu đứa con thứ 2 hay thứ 3 bị ép phá thai, hoặc các trẻ em qua đời tại các bệnh viện. Một bộ phận sẽ được mua lại và cất giữ trong tủ lạnh. Sau đó, những phần này được đưa tới trung tâm y tế để sấy khô bằng lò vi sóng. Sau khi sấy khô, thi thể sẽ được nghiền nhỏ thành bột, rồi được trộn với một ít thảo mộc làm thành thuốc dạng viên nén.
Nếu như phụ nữ mang bầu được “nâng niu” tại các nước phát triển thì ở Trung Quốc lại có thể gánh chịu những thảm họa thê lương vì chính sách hạn chế sinh con thứ 2 tại đây. Nhiều người hẳn đã rùng mình khi nghe đến câu khẩu hiệu nổi tiếng một thời tại Trung Quốc – Thêm một nấm mồ còn hơn thêm một đứa trẻ.
2. Ghép đầu người
Mới đây cộng đồng y học thế giới được phen khiếp sợ và hoài nghi khi một nhà nghiên cứu người Ý, ông Sergio Canavero tuyên bố đã phẫu thuật thành công ca ghép đầu người đầu tiên vào ngày 11/11 trên hai thi thể đã chết. Các chi tiết của cuộc nghiên cứu được công bố vào ngày 22/11.
Ông Canavero đã nêu ra ý tưởng “cấy ghép đầu” từ năm 2015. Ban đầu, ông có một người tình nguyện tham gia vào ca phẫu thuật đầu tiên trên người sống, nhưng sau đó người này đã từ bỏ ý định. Tham vọng nghiên cứu của ông Canavero bị phản đối ở Mỹ và châu Âu vì nó trái với các nền tảng đạo đức y khoa, do vậy ông đã tìm đến Trung Quốc cùng với người cộng sự là ông Nhâm Hiểu Bình.
Bằng chứng thực tế về sự thành công này chưa được công bố, tuy nhiên rất nhiều chuyên gia trên thế giới đã lên án việc này. Họ nêu ra hai câu hỏi quan trọng đang bị bỏ qua: Các thi thể dùng cho nghiên cứu này đến từ đâu? Và tại sao nghiên cứu “ghép đầu người” chỉ xảy ra ở Trung Quốc?
Vấn đề là giới chức y tế Trung Quốc thường không mấy đếm xỉa đến chỉ trích của thế giới. Nước này có lịch sử dùng tù nhân bị hành quyết cho ngành cấy ghép. Theo GS. Karen Rommelfanger, biên tập viên cao cấp của Tạp chí Khoa học Thần kinh Hoa Kỳ, có những câu hỏi cấp bách cần trả lời:
“Một điều rất quan trọng mà không ai nói đến là: các thi thể đó đến từ đâu và những người hiến tặng là ai?”
“Không có bất kỳ một phản hồi nào từ các cộng sự tại Trung Quốc về một điều rất căn bản cho toàn bộ việc này, đó là sự đồng thuận của những người tham gia”.
Ông Canavero nói ông ta đã tiến hành phẫu thuật hai lần, vậy là ông đã phải dùng đến bốn thi thể. GS. Rommelfanger cho rằng dự án cấy ghép này đang tạo một nền tảng đáng sợ để Trung Quốc xúc tiến các nghiên cứu vô độ.
3. Trung Quốc: Số 1 về xuất khẩu xác chết
Nếu bạn đã có dịp nghe nói đến hoặc ghé thăm triển lãm các thi thể người được xoay tua tại nhiều nơi trên thế giới trong vài năm qua, thì rất nhiều khả năng các thi thể này đến từ Trung Quốc.
Có hai triển lãm lớn nhất là “Thế giới cơ thể người” (Body Worlds) thuộc về ông Gunther Von Hagens người Đức, và “Triển lãm cơ thể người” (Bodies…The Exhibition) thuộc công ty của Tùy Hồng Cẩm, Đại học Y Đại Liên, Trung Quốc. Số người tham quan đã lên đến hàng chục triệu người, mang về cho các ông chủ số lợi nhuận khổng lồ.
Tất cả các mẫu vật triển lãm đều là từ người thật. Các thi thể người được xử lý qua công nghệ đặc biệt với fooc-môn, nhựa hóa, rồi tạo dáng ra nhiều tư thế khác nhau, có thể là đứng, ngồi, cưỡi ngựa, ném bóng, chơi đàn, hút thuốc, đánh bài, đọc báo… Lớp da đã bị lột đi, người xem có thể thấy từng thớ cơ, mạch máu, dây thần kinh, bộ não cũng như các cơ quan nội tạng khác.
Một trong những mẫu vật gây chú ý nhất, đó là một người phụ nữ trẻ Trung Quốc đang mang thai 8 tháng với cái bụng bị cắt mở ra, và người ta có thể thấy các cơ quan nội tạng, đặc biệt là thai nhi trong bụng.
Công nghệ nhựa hóa các xác chết này được Tiến sĩ tử thần người Đức là Gunther Von Hagens đưa vào Trung Quốc vào cuối 1999 tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh với sự cho phép của Bạc Hy Lai – người khét tiếng tàn bạo trong cuộc đàn áp những người tu luyện Pháp Luân Công. Sau đó có ít nhất 10 nhà máy chế biến cơ thể khác của Trung Quốc đã được mở ra để cung cấp cho các đơn hàng thi thể hay bộ phận cơ thể người cho các triển lãm, cơ sở đào tạo y dược của Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ…
Trước sự tra hỏi của các chuyên gia, giới chức Trung Quốc nói rằng đây là những thi thể hiến tặng tự nguyện, tuy nhiên một báo cáo của Tổ chức Thế giới Điều tra cuộc bức hại Pháp Luân Công cũng đã khẳng định rằng phần lớn thi thể trong triển lãm là của các học viên Pháp Luân Công đã bị chính quyền giết sau khi lấy đi nội tạng của họ để phục vụ cho khách hàng du lịch ghép tạng. Như vậy toàn bộ thân xác và nội tạng đều bị buôn bán để thu lại một nguồn lợi nhuận khổng lồ.
Theo ông Lý, một nhân chứng đã kể với Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung câu chuyện rùng rợn mà ông đã chứng kiến. Ông cho biết mình từng làm ở công xưởng gia công thi thể người ở Đại Liên trong 1,5 năm từ năm 2004 cho đến khi Bạc Hy Lai bị bắt và công xưởng này đóng cửa.
Ông Lý nói: “Tôi tốt nghiệp trường y, vì thế mới quen được loại công việc này. Toàn bộ những người làm việc ở đây đều tốt nghiệp y khoa, những người bình thường sẽ không đủ dũng cảm để chứng kiến công việc này.”
Ông lý lại nói: “Có thi thể là phụ nữ mang thai, anh biết không? Có xưởng xử lý thi thể, đây là nơi ngâm trước. Con người phải có sự tôn nghiêm, người chết cũng phải có sự tôn nghiêm. Thế mà thi thể người lại quăng vào cái bể nổi lềnh bềnh như heo, trong đó toàn dung dịch formalin. Formalin có tác dụng diệt khuẩn và cố định các bộ phận cơ thể”.
Xác người thường được chở đến xưởng trong những xe công. “Một lần có 4, 5 chiếc, trong xe chứa đầy thi thể. Nếu tôi có cơ hội chụp lén được tôi sẽ cung cấp ảnh cho Epoch Times”, ông Lý tiết lộ với phóng viên.
4. Du lịch ghép tạng: Kho tạng sống ‘vô tận’
Ngành công nghệ ghép tạng của Trung Quốc phát triển đột biến sau năm 2000. Từ vài chục ca ghép trong cả chục năm trước đó đã lên thành hàng chục nghìn ca ghép hàng năm. Trung Quốc không chỉ đáp ứng được nhu cầu ghép tạng khổng lồ trong nước mà còn tiến xa hơn nữa, trở thành đất nước của “du lịch ghép tạng”, cung cấp tạng sống cho mọi nhu cầu. Khách ghép tạng từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Israel, Úc… đổ về đây, chỉ cần mang theo tiền mặt là họ có thể nhanh chóng tìm được tạng phù hợp cho bản thân, cho dù đó là giác mạc, thận, gan hay tim,… Giá công khai, không cần nói nhiều, mọi nhu cầu đều có thể đáp ứng, thậm chí là thay tạng khẩn cấp (tức là trong ngày)
Mọi chuyện mua – bán diễn ra êm đẹp tại hàng trăm bệnh viện của Trung Quốc cho đến 1 ngày của năm 2006, khi vợ của một người bác sỹ trực tiếp mổ sống những học viên Pháp Luân Công để thu hoạch nội tạng, đã tiết lộ thông tin cho tờ báo Epoch Times.
Quá sửng sốt, các điều tra viên đã nhanh chóng đưa ra kết luận đầu tiên, rằng Rất đáng buồn vì đó là sự thật! Báo cáo đầu tiên của ông David Kilgour, cựu Ngoại trưởng Canada phụ trách vấn đề Châu Á – Thái Bình Dương, và luật sư nhân quyền David Matas đã phát hiện hàng chục bằng chứng cho thấy nạn mổ cướp nội tạng đang diễn ra tại Trung Quốc.
Ông Kilgour khẳng định trong bộ phim tài liệu Thu hoạch Nhân thể (Human Harvest): “Nhiều, rất nhiều, 52, tôi nghĩ là có tới 52 loại bằng chứng khác nhau. Chúng tôi thường nói rằng mình có đủ loại bằng chứng”. Điều làm người ta kinh hoàng hơn cả là loại tội ác diệt chủng này lại do chính những người lãnh đạo cao cấp nhất của chính quyền lên kế hoạch và “bảo kê”, tiến hành một cách rất quy mô trên chính những người dân vô tội của mình.
GS.BS. Uông Chí Viễn cùng với các cộng sự đã tiến hành điều tra trong suốt 10 năm. Họ tìm kiếm thông tin từ các website chính phủ, các bệnh viện và các báo cáo y tế, và phát hiện những tình tiết cho thấy nạn mổ cướp nội tạng thật sự đang diễn ra. Có vô số các cuộc gọi được ghi âm bí mật tới các bệnh viện, các bác sỹ, quan tòa, và thậm chí các lãnh đạo cấp cao trong chính phủ và quân đội ở Trung Quốc.
Kết quả thu được thể hiện trong bộ phim tài liệu “Thu hoạch sống: Mười năm điều tra”. Bộ phim này đã được trao giải Hollywood International Independent Documentary Awards cho thể loại phim tài liệu nước ngoài hay nhất.
Theo đó, nhiều bác sỹ Trung Quốc thậm chí còn công khai nói rằng các học viên Pháp Luân Công là nguồn cung cấp nội tạng. Một cựu sĩ quan quân y cấp cao, Bá Thúc Trung, tiết lộ trong một đoạn ghi âm rằng chính ông Giang Trach Dân là người đã ra lệnh thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công.
Con số chính xác về số người đã bị giết chưa được xác định, tuy nhiên theo tính toán, nó có thể lên đến hơn 2 triệu người. Báo cáo này đã gây chấn động đến giới truyền thông toàn cầu, Hạ viện Mỹ sau đó ra Nghị quyết 343 yêu cầu Đảng Cộng sản Trung Quốc chấm dứt ngay lập tức cuộc đàn áp Pháp Luân Công và mổ cướp nội tạng các tù nhân lương tâm.
Nghị viện Châu Âu cũng ra thông cáo lên án hoạt động mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc và kêu gọi các chính trị gia Châu Âu hành động để chấm dứt tội ác này.
Tất nhiên, giới chức Trung Quốc luôn lớn tiếng cho rằng những cáo buộc này là vô căn cứ và đây đều là nội tạng do những tử tù tự nguyện hiến tặng.
Theo ĐKN