Sebastian Mallaby, một thành viên cấp cao về kinh tế quốc tế tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, đã đăng trên tờ Washington Post vào ngày 24/9 bài viết có tiêu đề: “Những dấu hiệu cho thấy ĐCSTQ đang bắt đầu sụp đổ”, ông phân tích chi tiết từ 4 khía cạnh: Dịch bệnh, bất động sản, sự chèn ép những gã khổng lồ công nghệ và các vấn đề nhân khẩu học.
Mallaby đã mở đầu bằng cách đặt câu hỏi: Liệu Trung Quốc có phải là gã khổng lồ kinh tế sẽ nhanh chóng vượt qua Hoa Kỳ về công nghệ trong tương lai? Hay một gã khổng lồ ốm yếu, bị cản trở bởi nhân khẩu học, một cuộc khủng hoảng nhà ở và những chính sách phản tác dụng của chính phủ?
Mallaby nói rằng đối với với vấn đề này thì kỹ xảo trả lời chính là cả hai đều có. Nhưng ông nhanh chóng nhấn mạnh rằng điểm yếu của Trung Quốc đang ngày càng lấn át điểm mạnh của nước này.
Trong bài báo, Mallaby đã trích dẫn những phát triển gần đây của ĐCSTQ về máy bay không người lái, thanh toán di động, thiết bị mạng 5G và trí tuệ nhân tạo để minh họa tại sao một số người lo lắng rằng một ngày nào đó ĐCSTQ sẽ vượt qua Hoa Kỳ. Nhưng theo như lo ngại của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, họ phải đối mặt với những thách thức sâu xa hơn.
Ông nói, năm nay, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc dự kiến chỉ đạt hơn 3%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu chính thức là 5.5%; Đây chắc chắn là một điều đáng xấu hổ so với thành tích kinh tế của Trung Quốc cách đây một thập kỷ, khi mức tăng trưởng hàng năm vào khoảng 8%. Trung Quốc sẽ cho rằng sự chậm lại là những trở ngại cụ thể. Nhưng những trở ngại này tựu chung lại chỉ ra bức tranh lớn hơn, “một hệ thống độc tài đang đạt đến giới hạn của nó”.
Mallaby cho biết rào cản đầu tiên là Covid-19. Ngay khi có dấu hiệu bùng phát ở bất cứ đâu tại Trung Quốc, ĐCSTQ liền áp dụng các biện pháp phong tỏa hà khắc. Thượng Hải, Thâm Quyến và hàng chục thành phố khác đã phải hứng chịu lệnh giới nghiêm kinh tế tàn khốc, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và gây ra tình trạng thiếu lương thực cũng như những khó khăn khác cho hàng triệu người. Tờ ‘Bloomberg Businessweek’ gần đây đưa tin, tại thị trấn biên giới Thụy Lệ của Trung Quốc, giáp với Myanmar, người dân đã bị cấm rời khỏi nhà của họ trong vòng 119 ngày từ tháng 3/2021 đến tháng 4/2022.
Vào thời điểm mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đang dần mở cửa nền kinh tế và thực hiện chính sách “sống chung với virus”, thì “chính sách Zero Covid” cực đoan của ĐCSTQ ngày càng dấy lên nhiều bất mãn trong người dân Trung Quốc. Sáng sớm ngày 18/9, một chiếc xe buýt chở người bị cách ly Covid-19 ở Quý Châu bị lật khiến 27 người thiệt mạng. Dù giới chức địa phương đã lên tiếng xin lỗi nhưng rất khó để dập tắt cơn giận dữ của người dân.
Mallaby cho biết rào cản thứ hai mà ĐCSTQ phải đối mặt là vấn đề bất động sản. Một lần nữa, ĐCSTQ đã đưa ra các quyết định chính trị không khuyến khích phát triển tư nhân. Kết quả là, các chính sách lệch lạc của nhà nước thúc đẩy thị trường bất động sản tăng trưởng không lành mạnh.
Trong những năm 2000, Trung Quốc đã thao túng tỷ giá hối đoái của mình, điều này đã thúc đẩy xuất khẩu nhưng cũng dẫn đến thặng dư thương mại không bền vững. Động thái tiếp theo của ĐCSTQ là ra lệnh cho các ngân hàng và chính quyền địa phương thúc đẩy sự trỗi dậy của ngành xây dựng. Trong khi một lần nữa thúc đẩy tăng trưởng, nó đã thay thế việc mua trái phiếu nước ngoài bằng nợ trong nước không bền vững. Kết quả là nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc đã vỡ nợ. Những người mua các căn hộ chưa hoàn thiện đang rất tức giận, và việc tẩy chay các khoản thanh toán thế chấp đã lan ra hơn một trăm thành phố. Giá nhà đã giảm trong 12 tháng liên tiếp. Với bất động sản là động lực thúc đẩy hơn một phần tư nền kinh tế, sự sụp đổ của ngành này đe dọa một cuộc suy thoái rộng hơn trong nền kinh tế Trung Quốc.
Rào cản thứ ba phủ bóng đen lên sức mạnh công nghệ của Trung Quốc. Vì lý do chính trị, ĐCSTQ không thể dung thứ cho những công ty công nghệ khao khát trở thành những gã khổng lồ công nghệ có ảnh hưởng theo phong cách Elon Musk. Những công ty công nghệ Trung Quốc niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán nước ngoài và thành lập các công ty để giúp sinh viên Trung Quốc nộp đơn vào các trường đại học nước ngoài, thì điều bị Chính phủ Trung Quốc thẳng tay đàn áp. Và ĐCSTQ sẽ không khuyến khích thế hệ công nghệ tiếp theo thành lập công ty ở Trung Quốc.
Rào cản thứ tư là nhân khẩu học của Trung Quốc: Năm 1979, trong một cơn điên loạn khác, các nhà lãnh đạo ĐCSTQ đã thực hiện chính sách một con khắc nghiệt dẫn đến phá thai có chọn lọc giới tính, mất cân bằng giới tính và tỷ lệ sinh giảm nhanh chóng. Chính phủ cuối cùng đã chuyển sang chính sách hai con vào năm 2016 khi nhận ra nguyên nhân mà chính phủ đã châm ngòi đe dọa cho một cuộc khủng hoảng dân số. Năm ngoái, trong một cơn lo sợ, chính phủ đã công bố chính sách ba con, cũng như các kế hoạch khuyến khích mức sinh, nhưng đã quá muộn và tỷ lệ sinh không có dấu hiệu tăng lên.
Ông nói, tất cả những trở ngại này không phải là tin tốt. Ông đã tóm tắt bài báo của mình trên tờ Washington Post được đăng lại trên Twitter hôm Chủ nhật với tiêu đề: “Mô hình kinh tế tập trung của ĐCSTQ sắp kết thúc.”
Tử Vi (Theo The Epoch Times)