Tinh Hoa

Cái đẹp – nguồn cảm hứng bất tận

“…vẻ đẹp căn bản đó chính là sự thiện lương, cho chính bản thân chúng ta, và cho những người xung quanh ta. Thứ vẻ đẹp đó sẽ làm ấm con tim và làm lay động tâm hồn.”

Nghệ thuật thường được coi là sự biểu hiện của tâm hồn. Bất kể là nghệ thuật làm hài lòng khán giả bởi tính kích thích hay tính thẩm mỹ của nó, thì các nghệ sỹ vẫn luôn quán xuyến trong các tác phẩm những trải nghiệm cuộc đời của họ. Cái mà trông có vẻ nguy hiểm với một số người, thì lại có thể đẹp một cách kỳ lạ với những người khác, phụ thuộc vào hoàn cảnh khác nhau mà cho từng khán giả một ý tưởng khác nhau về cách phản ứng và nhìn nhận những tác phẩm nghệ thuật này.

Sự vui sướng, nỗi đau buồn, sự đau đớn, và những câu hỏi về ý nghĩa của sự sống, sẽ định hình cách mà chúng ta nhìn vào thế giới xung quanh. Theo cách này, điều mà các họa sỹ vẽ thường sẽ phản ánh lý tưởng sống của chính họ.

Và, ngược lại, cái mà chúng ta nhìn nhận là đẹp sẽ có thể phản ánh ra rất nhiều điều về bản thân chúng ta. Vì vậy, nhận thức về định nghĩa cái đẹp đã thay đổi một cách rất nhiều qua các thời kỳ lịch sử của xã hội phương Tây. Dưới đây là một vài nhận thức về cái đẹp (Các bức ảnh giúp minh họa các định nghĩa khác nhau về cái đẹp.)

Vẻ đẹp là công lý

 

Vẻ Đẹp Như Là Công Lý: Hughes Merle (1823-1881)”Một bé gái trẻ tuổi bồng một đứa trẻ đang ngủ trong lòng” Tranh sơn dầu, 1862, 0.81m chiều dài với 0.635m chiều rộng, Bộ sưu tập cá nhân. (artrenewal.org)

Elaine Scarry, một giáo sư Đại Học Harvard đã viết như sau: “Về cái đẹp và sự công bằng” cái “vẻ đẹp đó hỗ trợ chúng ta tìm đến công lý.”

Trong quyển sách của bà, khi đang có một cuộc trò chuyện với bạn của bà, Scarry đã đổi chủ đề sang cái đẹp. Bà gợi ý rằng “những thứ đẹp đẽ sẽ sản sinh ra ý tưởng của sự phân chia, sự giúp đỡ lẫn nhau trong lúc nguy cấp, và sự công bằng không chỉ trong cái tâm thái yêu thích một khía cạnh nào đó mà còn là “sự đối xứng trong quan hệ giữa mọi người với nhau.’”

Ở đây, Scarry bàn luận về cái đẹp như là có một thiên hướng của sự cảm thông chia sẻ. Thưởng thức cái đẹp ở một thứ sẽ cho chúng ta một gợi ý để nhìn cách mà nó tồn tại ở những nơi khác và trong mỗi con người chúng ta.

Cái đẹp đến từ các vị Thần

Vẻ đẹp như được Quyết định bởi Số Phận:Edward Burne-Jones (1833-1898) “Một Thiên Thần Đang Thổi Chiếc Sáo Dọc Cổ” Màu nước và màu thân người, 1878, 0.622m chiều dài và 0.611m chiều rộng, Bảo Tàng và Phòng Tranh Quốc Gia ở Merseyside (Liverpool, Anh Quốc). (artrenewal.org)

 

Plato, trong quyển sách “Luật lệ” (Laws), đã bày tỏ lòng ngưỡng mộ của ông đến người Ai Cập và cách nhìn của họ trong lĩnh vực nghệ thuật. Người Ai Cập tin rằng chúng ta không nên thay đổi các giá trị truyền thống chỉ vì chúng ta muốn làm loạn mọi thứ lên.

Nghệ thuật của người Ai Cập được cho là đã được tạo ra bởi các vị Thần để thanh lọc nền văn minh và để thấm nhuần trong nó các tư tưởng đạo đức cao đẹp. “Bạn sẽ tự hỏi khi tôi bảo bạn rằng: Đã từ lâu họ có vẻ như đã nhận ra được các nguyên lý mà chúng ta đang nói đến hiện nay-rằng những thần dân trẻ tuổi của họ phải tập làm quen với các hình thức và khuynh hướng đạo đức nhất định. Họ đã cải biến những điều này, và trưng bày các hình mẫu của bản thân họ ở trong các đền thờ; và không một họa sỹ hay nghệ sỹ nào được phép sửa đổi những hình mẫu này, hay bỏ đi các dạng thức truyền thống và sáng tạo ra những cái mới,” Plato đã viết.

Ông nói tiếp, “Niềm ham thích cái mới, vốn xuất phát từ sự đam mê những cái mới và sự hao mòn của những cái cũ, sẽ không có đủ sức mạnh để làm hoen mờ những bài hát và vũ điệu thần thánh, dưới lời biện giải là chúng đã trở nên cũ kỹ rồi.”

Người Ai Cập cổ đại sẽ lên án những người tiên phong cho những cái mới.

Vẻ đẹp thuộc về tạo hóa

Vẻ đẹp thuộc về tạo hóa: Abbott Handerson Thayer (1849-1921) “Hoa hồng” Tranh sơn dầu, 0.56693m chiều rộng với 0.79553m chiều dài, Bảo Tàng Nghệ Thuật Hoa Kỳ, Viện Smithsonian. (artrenewal.org)

Gretchen Rubin, tác giả của cuốn sách “Dự Án Hạnh Phúc” đã nói rằng việc thưởng ngoạn cái đẹp của tự nhiên sẽ có tác dụng làm sáng ngời tâm trạng của bạn. Bà viết “Tự nhiên là không có cái tôi, nó rất choáng ngợp, thanh nhã, và trường cửu. Nó hoàn hảo trong kết cấu hình dáng. Nó nhỏ xíu và khổng lồ. Bạn có thể đi xa để đắm mình trong quanh cảnh thơ mộng của tư nhiên, hoặc bạn có thể ngắm nhìn nó ở ngay trong sân nhà của bạn—hoặc, trong trường hợp của tôi, tự nhiên là những hàng cây dọc theo các con đường của thành phố New York, hoặc là những đám mây uốn lượn xung quanh những tòa nhà chọc trời.

Trên thực tế, bà tin rằng những sự thưởng ngoạn như vậy sẽ dẫn tới trí tuệ cao hơn. Bà trích dẫn Boethius, “Hãy thưởng ngoạn phạm vi và sự bình ổn của bầu trời, và cuối cùng hãy dừng lại để ngưỡng mộ vạn vật xung quanh.”

Vẻ đẹp là sự vĩnh hằng

Vẻ đẹp như sự vĩnh hằng:Jacques-Louis David (1748-1825) Cuộc tiễn biệt của Telemachus và Eucharis, Bộ sưu cá nhân. (artrenewal.org)

 

Ý tưởng về một vẻ đẹp có khả năng đột phá khỏi sự thoáng qua của thời gian vốn là cách nghĩ chung trong thời cổ.  Họa sỹ và nhà thơ nổi tiếng Kahlil Gibran được ghi nhận đã từng nói rằng “Vẻ đẹp là sự vĩnh cửu khi tự nó soi mình trong gương.”

Ý tưởng này cũng đan xen với các cảnh giới cảm xúc. Sự thiện lương  là đẹp hơn tình yêu rất nhiều. Với sự thiện lương, một người yêu mến người khác một ách vô điều kiện. Sự thiện lương là một thứ mà sẽ không bao giờ chết hoặc lụi tàn vì nó là vô điều kiện, và vì thế nó là vĩnh hằng và đẹp nhất.

Cái đẹp là sự thiện lương

 

Vẻ đẹp là sự thiện lương: Norman Rockwell (1894-1978) “Thiếu nữ bên Gương,” 1954, tranh sơn dầu, Bảo tàng Norman Rockwell (Stockbridge, Massachussetts, United States). (artrenewal.org)

Người đoạt giải Oscar Lupita Nyong’o đã từng nói rằng “Điều mà duy trì chúng ta, vẻ đẹp căn bản đó chính là sự thiện lương, cho chính bản thân chúng ta, và cho những người xung quanh ta. Thứ vẻ đẹp đó sẽ làm ấm con tim và làm lay động tâm hồn.”

 

Theo Đại Kỷ Nguyên