Bạn đã từng thử “tất cả mọi cách” nhưng vẫn không có một chế độ ăn hay việc tính toán năng lượng nào khiến cân nặng của bạn suy chuyển? Chẳng riêng gì bạn đâu. Tình huống này xảy ra với rất nhiều người, đặc biệt là phụ nữ trên 35 tuổi, độ tuổi dễ bị tổn thương do thay đổi nội tiết tố, quả thực chặng đường để có một thân hình mảnh mai không phải dễ dàng.
Tiến sỹ Cobi Slater là Bác sĩ Y học Tự nhiên, Chuyên gia Thảo dược và là Chuyên gia Dinh dưỡng, tác giả của cuốn: Candida, hướng dẫn căn bản và công thức chế biến: Kế hoạch đột phá để xóa sổ bệnh tật gây bởi men nấm và cuộc cách mạng về sức khỏe! Theo bà: “Sự mất cân bằng của các hệ thống cơ bản nhất của cơ thể là nguyên nhân chống lại việc giảm cân, nó liên quan đến sự hài hòa rất tinh tế của nội tiết tố. Các nội tiết tố tuyến giáp và tuyến thượng thận giữ vai trò rất quan trọng như estrogen (hóc-môn sinh dục nữ), progesterone (hóc-môn giới tính duy trì thai), leptin (hóc môn gây no) và ghrelin (hóc môn gây đói). Một khi cơ thể lấy lại được sự cân bằng, cân nặng sẽ giảm đi dễ dàng.” Dưới đây là 5 nguyên nhân chung nhất khiến mọi người không thể giảm cân thậm chí ngay cả khi họ “ăn đúng cách”.
1. Mất cân bằng tuyến giáp
Nếu nồng độ hóc môn tuyến giáp giảm thì tỷ lệ trao đổi chất cũng giảm. Kết quả là làm giảm năng lượng, trầm cảm, tiêu hóa kém, táo bón và tăng cân.
2. Mất cân bằng tuyến thượng thận
Khi bị căng thẳng kinh niên, tuyến thượng thận sẽ hồi đáp bằng phản ứng “chống lại hay bỏ qua” thông qua việc sản sinh hóc-môn căng thẳng vốn báo hiệu sự tích lũy chất béo. Tiến sĩ Slater cho biết thêm, “Căng thẳng trường kỳ có thể khiến cơ thể bạn tích trữ nhiều năng lượng báo hiệu một cuộc khủng hoảng thừa sắp xảy đến. Dạ dày có chứa Cortisol hoặc các thụ thể hóc-môn căng thẳng nhiều hơn các nơi khác, nên sẽ có hiện tượng căng trướng vùng bụng trong suốt thời gian trải quan tình trạng này.
3. Mất cân bằng nội tiết tố nữ
Sự mất cân bằng giữa estrogen và progesterone có thể gây tích lũy chất béo, đặc biệt là ở vùng bụng. Tiến sĩ Slater chỉ ra rằng “ngay ở độ tuổi còn trẻ là 35 tuổi, nồng độ estrogen và progesterone của chúng ta có thể bắt đầu bị biến động. Nhằm duy trì khả năng sinh sản về lâu dài, cơ thể sẽ tích lũy thêm chất béo, đặt biệt ở bụng bởi vì chất béo có thể tạo ra estrogen.” Cũng theo Tiến sĩ thì khoảng hơn 50% dân số thế giới đang trong tình trạng “thừa estrogen”, với mức độ progesterone thấp hơn so với estrogen, tạo ra sự mất cân bằng và dẫn đến tăng cân.
Việc thiếu ngủ có thể gây mất cân bằng hóc-môn leptin và ghrelin. “Ghrelin là một hóc môn ‘ăn uống’ báo hiệu thời điểm cần phải ăn và chịu trách nhiệm về cảm giác đói. Khi thiếu ngủ, ghrelin được sinh ra nhiều hơn, làm tăng cảm giác ngon miệng và thèm ăn. Mặc khác, leptin là hóc môn báo hiệu thời điểm dừng việc ăn uống lại. Và khi ngủ không đủ, leptin trong cơ thể sẽ giảm. Việc thiếu leptin sẽ ngăn cản não bộ thông báo đến dạ dày rằng bạn đã no!”, chia sẻ bởi Tiến sĩ Slater.
5. Nhạy cảm hay dị ứng với thực phẩm
Khả năng tiêu hóa kém cùng với việc tích tụ các chất độc hại lâu dần là nguyên nhân gây ra viêm nhiễm và sự nhảy cảm đối với thực phẩm, cả hai đều là yếu tố khiến trọng lượng cơ thể không thay đổi. Đây cũng là một hình thức khác của sự căng thẳng kinh niên làm tăng hóc-môn tuyến thượng thận, kết quả gây trữ chất béo ở vùng bụng, bởi vì chất béo có thể tạo lớp đệm chắn bảo vệ các lớp mô khỏi bị độc tố phá hủy. Có rất nhiều độc tố đóng vài trò như kích thích tố trong cơ thể, chúng tiếp tục phá vỡ sự cân bằng của các hóc-môn. Vậy nghĩa là sao? Theo tiến sĩ Slater “ Có thể bạn đang ăn tất cả mọi thực phẩm mà bạn cho là tốt, nhưng thật ra chúng lại không phù hợp với bạn. Thông thường người bị dị ứng hoặc nhảy cảm với thức ăn trông bề ngoài có vẻ khỏe mạnh” nhưng nội tiết tố lại có vấn đề và thường tác động vào cân nặng.
Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi ở website, nó sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề về sức khỏe.
Bài viết được lấy từ bản gốc tại www.care2.com. Xin đọc bản gốc ở đây