Phiên điều trần ở Quốc hội Hoa Kỳ cho thấy những bi kịch và những dấu hiệu đáng ngại trong chính sách 1 con của Trung Quốc.
Một bé gái Trung Quốc mồ côi ngồi trong cũi tại trung tâm chăm sóc tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 2 tháng 4,2014. (Kevin Frayer/Getty Images)
Thời báo Đại Kỷ Nguyên tái đăng bài viết này để làm sáng tỏ vấn đề đang tồn tại của chính sách 1 con ở Trung Quốc và hệ quả để lại trong nhiều năm qua. Bài viết này được đăng lần đầu vào ngày 27 tháng 9, 2011.
Washington – Ở Trung Quốc, những phụ nữ mang thai mà không có giấy phép sinh đẻ sẽ bị cảnh sát kế hoạch hóa dân số truy lùng như tội phạm và buộc phải phá thai. Người dân ở thế giới tự do có thể bị sốc khi biết về mức độ kiểm soát và ép buộc đối với phụ nữ về vấn đề sinh sản bởi Trung Cộng. Tại phiên điều trần quốc hội do nghị sỹ Chris Smith (R-N.J4) chủ trì, một số nạn nhân của chính sách 1 con ở Trung Quốc đã kể lại hoàn cảnh của họ bị ép buộc phá thai.
“Trong hơn 3 thập kỷ qua, anh chị em là các khái niệm bất hợp pháp, một người mẹ tuyệt đối không có quyền bảo vệ đứa trẻ chưa sinh, khỏi sự bạo lực của nhà nước”, nghị sỹ Smith nói. Ông làm việc 30 năm ở quốc hội và chủ trì 29 phiên điều trần quốc hội về nhân quyền tập trung vào một phần hoặc cả chính sách 1 con của Trung Quốc.
Valerie Hudson, một giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Brigham Young, nói Chính sách này được đưa ra từ năm 1978 và chính quyền Trung Quốc nói sẽ duy trì chính sách ít nhất đến năm 2015. Chính quyền tuyên bố chính sách đã ngăn ngừa 400 triệu ca sinh từ năm 1979 đến 2011.
Reggie Littejohn, chủ tịch tổ chức Quyền Phụ nữ Không Biên giới, xác nhận 13 trường hợp mới bị ép buộc trong một báo cáo mà tổ chức của bà đưa ra trong ngày phiên điều trần. Littlejohn mô tả các vụ việc bị buộc phá thai (trong đó có 1 phụ nữ mang thai 8 tháng và một trường hợp mang thai đôi được 8 tháng rưỡi), bị buộc triệt sản, bị buộc tránh thụ thai, việc áp dụng các chỉ tiêu phá thai và triệt sản, phòng giam của cơ quan kế hoạch hóa gia đình, phá hủy gia đình (thậm chí để không thể kiểm tra thai), và dùng các biện pháp trừng phạt tập thể như phá hủy gia đình và phạt người thân của “kẻ vi phạm”.
Nhà nước giám sát
Trong câu chuyện kể của Ping Liu, thì Hội đồng kế hoạch hóa gia đình giám sát rất chặt chẽ. Từ những năm 80, theo quy định sau khi sinh đứa bé đầu tiên, phải có dụng cụ tránh thai (IUD) cấy trong tử cung. Nhưng vì Liu bị sưng thận phải, nên các bác sỹ không cấy IUD, thay vào đó họ nói cô nên dùng các biện pháp tránh thai khác.
Cô nói: “Không có IUD, tôi trở thành mục tiêu giám sát hàng đầu của Hội đồng Kế hoạch hóa Gia đình trong nhà máy tôi làm việc”. Tại nhà máy cô làm việc, các công nhân giám sát lẫn nhau, và nghi ngờ và thù địch nhau vì bị đe dọa trừng phạt tập thể. Các đồng nghiệp của cô đã báo với Hội đồng Kế hoạch hóa Gia đình 2 lần cô mang thai.
“Khi bị phát giác, những phụ nữ mang thai sẽ bị kéo đi để phá thai – đơn giản là không có sự lựa chọn khác. Chúng tôi không có tư cách khi trở thành những người mang thai”.
Liu nói rằng mỗi tháng trong giai đoạn kinh nguyệt, những người phụ nữ phải cởi quần áo trước bác sỹ kế hoạch hóa sinh đẻ để kiểm tra. Cô nói “Chúng tôi chỉ được phép nhận lương sau khi họ xác nhận rằng chúng tôi không mang thai”
Từ 1983 đến 1990, do chính sách 1 con nên Liu buộc phải phá thai 5 lần.
Còn cô Ling Chai đích thân kể về tình huống có thai mà chưa cưới. Cô nói chính sách 1 con của Trung Quốc là chính sách “1 con với mỗi cặp vợ chồng”. Cô nói: “Đó là chính sách ‘tất cả những đứa trẻ khác phải chết’ ”. Chính sách có nghĩa hầu hết các cặp vợ chồng sẽ không được có trên 1 đứa trẻ và phụ nữ chưa cưới chồng thì hoàn toàn không được phép có con.
Cô nói khi cô chưa cưới mà có thai ở tuổi 18, và không có lựa chọn khác ngoài phá thai; khi có thai lần 2, cô cũng buộc phải phá thai lần 2.
Khi cô có thai lần 3, cô và bạn trai cô muốn cưới, nhưng ở Trung Quốc, điều đó không có nghĩa giúp cứu được đứa trẻ. Để được cưới, cặp đôi phải có tổng số tuổi trên 48.
Cô nói, thậm chí nếu họ cưới, mà chưa có giấy phép sinh đẻ, thì không được phép có con.
Chai phải phá thai đến lần thứ 4, cho thấy bộ mặt ác quỷ của chính sách 1 con. Chai đang ở Paris và cô không con đối mặt với mối đe dọa của chính sách phá thai ép buộc của nhà nước nữa. Cô đã lấy chồng và không còn phải che dấu tình trạng mang thai trong nhục nhã nữa. Chai nói: “Tôi vẫn còn tâm lý của người Trung Quốc rằng phá thai là lựa chọn đúng nếu gặp khó khăn khi giữ đứa bé”.
Đe dọa không ngăn được cặp vợ chồng
Nhân chứng Yeqing Ji có 1 con gái và rất muốn có đứa trẻ thứ 2. Áp lực cũng đến từ gia đình chồng, vì họ rất mong con trai. Sau khi sinh con gái, cô đồng ý với Hội đồng Kế hoạch hóa đặt IUD, nhưng cô lại không làm. Tại một phòng khám cô được biết đã có thai. Ngày hôm sau, 4 nhân viên của Hội đồng Kế hoạch hóa đến nhà Ji và nói cô phải phá thai. Nếu không, vợ chồng cô bị phạt 200.000 nhân dân tệ (31.300USD), số tiền bằng hơn 3 lần thu nhập hàng năm của 2 vợ chồng. Ngoài ra, họ cũng sẽ bị đuổi việc. “Lúc đó chúng tôi rất sợ mất việc, và không thể trả nổi số tiền phạt quá lớn”. Vì vậy cô phải đi phá thai.
Lần tiếp theo cô biết mang thai, 5 nhân viên của hội đồng kế hoạch hóa nhanh chóng đến nhà cô, nhưng lần này cô nói với họ rằng cô quyết tâm sinh đứa bé và sẽ nộp phạt. Dù vậy, họ nói với cô là cấm không có đứa trẻ thứ 2.
Ji nói: “Thậm chí nếu sinh con, đứa trẻ sẽ không được đăng ký khai sinh và sẽ không được đi học. Ngoài bị phạt, chúng tôi sẽ bị đuổi việc và đứa bé sẽ không được khai sinh. Nhưng lần này chúng tôi không sợ. Chúng tôi sẵn sàng chịu phạt và mất việc. Điều đó không quan trọng với chúng tôi bằng đứa trẻ”.
Chồng của Ji không thể ngăn được các đặc vụ kéo vợ anh đi và buộc cô phá thai. “Sau khi phá thai, tôi cảm thấy trống rỗng, như thể có cái gì đó bị cướp khỏi tôi. Chồng tôi và tôi đã rất mừng chờ đón đứa bé. Giờ đây, đột nhiên, tất cả niềm hy vọng và niềm vui đã biến mất, tất cả trong phút chốc”.
Thiếu hụt phụ nữ và “Các nhánh cụt”
Chính sách 1 con của Trung Quốc tạo ra tình trạng nhân khẩu học nghiêm trọng và hậu quả xã hội. Giới hạn hầu hết các cặp vợ chồng chỉ có 1 con có nghĩa sẽ có ít thanh niên hơn là người già. Tiến sỹ Hudson trích một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược cho thấy tỷ lệ người trong độ tuổi lao động (15-59) so với người già (trên 60) đang giảm dần, dẫn đến có ít người lao động hơn để nuôi người già. Trong những năm 80, tỷ lệ là 7.7 người độ tuổi lao động so với 1 người già. Trong năm 2010, tỷ lệ còn là 5.4 và vào năm 2030, tỷ lệ dự kiến còn 2.5.
Do truyền thống ở Trung Quốc muốn có con trai, nên chính sách 1 con dẫn đến “tiêu diệt giới tính” với bé gái. Điều này có thể thấy qua tỷ lệ giới tính chênh lệch ở Trung Quốc. “Chính phủ Trung Quốc nói rằng tỷ lệ giới tính sinh đẻ chỉ chênh lệch nhẹ trên 118 (kết quả điều tra dân số 2010), mặc dù một số học giả Trung Quốc đã ghi nhận tỷ lệ giới tính sinh đẻ ít nhất là 121-122”, Tiến sỹ Hudson nói, người nhấn mạnh rằng tỷ lệ giới tính sinh đẻ trên thế giới chỉ từ 103.1 (châu Âu) tới 99.5 (châu Phi).
Ông Hudson nói, không chỉ Trung Quốc, mà Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Nepal, Đài Loan và Hàn Quốc cũng có mất cân bằng giới tính do truyền thống muốn có con trai và “đánh giá thấp cuộc sống phụ nữ”. Ông Hudson nói: “Châu Á thiếu hụt ít nhất 90 triệu phụ nữ, và trên 10% những đàn ông trẻ ở các nước này sẽ bị áp lực lớn để xây dựng gia đình truyền thống của họ”.
Ông Hudson nói: “Vì tất cả con gái đều được chọn, nên con trai sẽ trở lên “dư thừa” – hoặc như Trung Quốc thường gọi, một “nhánh cụt”trên cây gia đình. Chúng tôi ước tính vào năm 2020, các nhánh cụt của thanh niên trẻ (tuổi 15-34) sẽ khoảng 23 triệu – 25 triệu riêng ở Trung Quốc, chiếm 13% tổng số đàn ông trẻ ở nước này”.
Những người đàn ông trẻ không bị ràng buộc có khả năng tham gia các hành vi chống xã hội nhiều hơn so với đàn ông có gia đình. Khi dân số của đàn ông không ràng buộc tăng lên, Trung Quốc sẽ đối mặt với tình trạng tội phạm, bạo lực, tội phạm với phụ nữ, trụy lạc, lạm dụng vật chất, và hình thành các băng đảng, ngày càng tăng.