Ngày 17 tháng 4, hàng ngàn sinh viên đã đổ ra đường tại Thành phố Bửu Kê, tỉnh Thiểm Tây và Viện Chuyên tu Tam Hợp để phản đối việc các nhà máy đá sỏi nằm cạnh trường học không chỉ gây tiếng ồn mà còn gây ô nhiễm nghiêm trọng tới nguồn nước uống. Tuy nhiên, cuộc biểu tình đã bị đàn áp bởi một số lượng lớn cảnh sát sử dụng hơi cay. Rất nhiều sinh viên bị thương.
Đề xuất phát động sinh viên bãi khóa đến từ Thành phố Bửu Kê và Viện chuyên tu Tam Hợp. Các sinh viên phàn nàn khu vực sinh hoạt ở trường học và khu dạy học phụ cận nằm ngay cạnh khu cát đá hoạt động không ngừng suốt 24h. Việc hoạt động của nhà máy không chỉ gây nên tiếng ồn ảnh hưởng đến việc học tập và cuộc sống bình thường của các sinh viên mà còn khiến cho nguồn nước của trường học qua một thời gian dài bị vẩn đục, thậm chí bị cắt đứt. Ngày 13 tháng 4, hàng ngàn sinh viên đồng loạt bãi học để phản đối tình trạng.
Cùng ngày, hơn một ngàn sinh viên đã tụ tập tại các trường học. Đường cao tốc 212 hoàn toàn bị tê liệt khi một bộ phận sinh viên giăng tấm biểu ngữ để thể hiện nguyện vọng của họ. Một nhóm sinh viên khác đi đến khu sản xuất đá sỏi để kháng nghị, yêu cầu đại diện của nhà sản xuất sắp xếp một cuộc đối thoại trực tiếp với họ. Nhưng các sinh viên phản ánh rằng, cảnh sát chống bạo động đã bắn đạn hơi cay khiến rất nhiều sinh viên phải nhập viện cấp cứu.
Sinh viên Cao Nhuế, Học viện chuyên tu Tam Hợp, phản ánh trên mạng : “Một nhà máy đá sỏi ở gần trường học đã khiến cho nguồn nước xung quanh đều bị ô nhiễm cả. Các sinh viên đều không có nước dùng. Hơn nữa suốt 24h họ không ngừng gây nên tiếng ồn, khiến cho sinh viên không thể nào học được như bình thường. Đi đến các nhà máy để lên tiếng phê phán thì các nhà máy không thèm đếm xỉa tới. Các cảnh sát thì sau khi vội vã tới hiện trường liền tấn công vào sinh viên bằng đạn hơi cay”.
Một học sinh khác tên Angel cho biết: “Nhà máy đá sỏi này khiến chúng tôi đã không thể nào học tập và sinh hoạt như bình thường được. Nguồn nước của trường học bị đục ngầu suốt thời gian dài, thậm chí bị cắt hòan toàn. Trong một số trường hợp, Viện trưởng vì để chúng tôi có được nguồn nước đã tự bỏ tiền ra mua nước bên ngoài, nhưng vẫn không thể thuyên giảm được nhu cầu dùng nước của hàng ngàn người. Các sinh viên của lớp phụ đạo số 17 đã đứng lên đấu tranh. Nhưng tình hình thiếu nước cộng thêm môi trường học tập ồn ào vẫn tiếp tục tiếp diễn khiến cho việc học tập và sinh hoạt của học sinh không cách nào tốt được… Vì thế, tất cả sinh viên đã đưa ra kháng nghị biểu tình: Chúng tôi muốn yên tĩnh, chúng tôi muốn học tập, chúng tôi muốn nguồn nước, chúng tôi muốn sống như bình thường!”
Ngày 18 tháng 4, khi phóng viên đến học viện chuyên tu Điện Tam Hợp nhằm thực hiện cuộc hỏi thăm cách xử lý khắc phục kết quả, các giáo viên lại thoái thác nhiều lần nói không tìm hiểu rõ. Sau đó, một giáo viên yêu cầu giấu tên trong lúc vô ý đã vô tình nói ra điều mình biết: “Các nhà máy đá sỏi này không chỉ gây ra tiếng ồn, gây xói mòn đất, khai thác cát, gây ô nhiễm nguồn nước, nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng nguồn nước uống của sinh viên”.
Khi phóng viên tìm đến đồn công an Công Trấn, khu huyện Trần Thương, thành phố Điện Bảo Kê, đon vị đã phái một nhân viên cảnh sát làm đại diện phát ngôn cho biết, ở trên đã có quy định, không tiếp nhận một cuộc phỏng vấn nào qua điện thoại. Phóng viên tiếp tục đến Thành phố Điện Bảo Kê, khu Trần Thương, Văn phòng Chính phủ của Tổng thư ký, nhân viên trả lời điện thoại cũng tìm đủ các lý do để khước từ.
Phụ Trách biên tập: Khương Bân
Theo vietdaikynguyen