Hai lãnh đạo chính trị kỳ cựu và uy tín ở Hồng Kông hiện đang trong chuyến công du tới Mỹ để bày tỏ sự lo ngại về các vụ tấn công gần đây vào phong trào dân chủ ở Hồng Kông và cảnh báo cộng đồng quốc tế về nền dân chủ đang bị mất đi ở đây. Họ nói về sự tự do và các quyền quen thuộc của người Hồng Kông đang bị xói mòn.
Ông Martin Lee là một người ủng hộ nền dân chủ, từng làm việc ở Hội đồng lập pháp từ năm 1985-2008 và hiện là Chủ tịch sáng lập của Đảng Dân chủ Hồng Kông. Ông nói: “Trong nhiều năm, Bắc Kinh đã không coi trọng dân chủ”. Lời phát biểu được đưa ra cùng bà Anson Chan, cựu Thư ký đặc khu hành chính Hồng Kông tại tổ chức “Ủng hộ Dân chủ Quốc gian” (NED), một tổ chức phi lợi nhuận được Nghị viện tài trợ và hoạt động để ủng hộ dân chủ trên toàn thế giới. Ông Lee được NED trao Giải thưởng Dân chủ vào năm 1997.
Ông Lee nói: “Chúng ta đáng ra đã có [nền dân chủ] vào năm 2007. Nhưng chúng ta sẽ không có nó vào năm 2017 bởi vì Bắc Kinh sẽ đẩy các ứng viên được Bắc Kinh đề cử vào danh sách đề cử Trưởng đặc khu hành chính của Hồng Kông. Nói cách khác, Bắc Kinh sẽ đưa cho chúng ta con rối A, con rối B và bài hát ca ngợi Chúa (hallelujah), rồi chúng ta lựa chọn một trong số các vị trên”.
Gần đây Bắc Kinh thông báo rằng chỉ những người Hồng Kông “yêu nước” mới có thể đứng vào vị trí Trưởng đặc khu hành chính. Ông Lee, 75 tuổi, người nổi tiếng đạt được nhiều đồng thuận khi sáng lập Đảng Dân chủ Hồng Kông, song, lại bị các quan chức cộng sản Trung Quốc coi thường. Ông nhắc chúng ta nhớ về năm 1984 khi Vương quốc Anh và Trung Quốc đồng ý về Tuyên bố chung với những điều khoản hứa hẹn. Nhưng sau đó lo ngại trỗi dậy. Rất nhiều cư dân Hồng Kông di cư khỏi phần lãnh thổ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nắm quyền kiểm soát Hông Kông vào năm 1997. Vì vậy, khái niệm “một nước, hai chế độ” được đề ra chỉ nhằm trấn an người dân Hồng Kông, các nhà đầu tư nước ngoài và những người khác khi muốn thể hiện rằng nền kinh tế và cuộc sống Hồng Kông sẽ không thay đổi. Hòn đảo 7 triệu dân có mức độ tự chủ lớn khỏi Đại lục và được gọi là Đặc Khu Hành Chính Hồng Kông (HKSAR).
Tuyên bố chung nhấn mạnh chế độ tư bản của Hồng Kông sẽ được giữ nguyên ít nhất 50 năm, cho đến 2047, và chế độ cộng sản của Trung quốc không được áp đặt ở đây. Điều 26 Luật Cơ Bản của Hiến pháp Hồng Kông nêu về quyền tự chủ chính trị của công dân: “Người dân định cư ở HKSAR có quyền bầu cử và ứng cử theo luật pháp”.
Ông Lee nói: “Nhiều nước, trong đó có Mỹ, đã chúc mừng Tuyên bố chung. Các quốc gia đã từng ủng hộ và tiếp tục ủng hộ tuyên bố đó, thì nay họ đang nợ người dân Hồng Kông một nghĩa vụ đạo đức là phải lên tiếng khi có điều gì đó sai trái xảy ra, như những gì đang diễn ra ở Hồng Kông”.
Các giá trị cốt lõi bị xói mòn
Bà Anson Chan nói về “sự can thiệp trắng trợn” của Bắc Kinh vào công việc của chính quyền Hồng Kông. Bà nói “các giá trị cốt lõi” của Hồng Kông là “cởi mở, minh bạch, sân chơi bình đẳng, cai trị bằng luật, tự do ngôn luận, đặc biệt là tự do báo chí” đang bị xói mòn khi Bắc Kinh ngày càng can thiệp vào khu vực. Bà Chan xác định nguyên tắc cai trị bằng luật pháp có từ thời thuộc địa Anh khi bà là Trưởng cơ quan dịch vụ dân sự; vai trò này tiếptục được bà đảm nhiệm dưới thời Trung Quốc. Bà Chan, 74 tuổi, là người gốc Trung Quốc đầu tiên nắm giữ vị trí thứ 2 trong chính quyền Hồng Kông. Bà nói: “Người dân Hồng Kông tự hào về việc chúng tôi có bản sắc khác biệt so với Trung Quốc. Các giá trị cốt lõi được hiếp pháp bảo vệ, theo Luật Cơ Bản”.
Bà nói Bắc Kinh không tôn trọng nguyên tắc “một nước, hai chế độ”. Bà nói: Văn phòng Liên lạc Trung ương của Bắc Kinh đặt tại Hồng Kông “không có vai trò gì theo Luật Cơ Bản”, và không được can thiệp vào công việc nội bộ của khu hành chính Hồng Kông.
Bà Chan nói rằng chỉ có lựa chọn duy nhất là “nhấn mạnh nền dân chủ đầy đủ”. Bà tham gia phát động cho chiến dịch Hồng Kông 2020, trong đó kêu gọi đấu tranh dành quyền bầu cử Trưởng khu hành chính vào năm 2017, hoặc muộn nhất vào năm 2020, bầu cử tự do các thành viên của Hội đồng lập pháp. Ông Lee nói: “Chúng ta phải làm gì đó để dừng sự xói mòn tự do ở Hồng Kông lại”.
Hiện nay, người dân Hồng Kông không bầu cho vị trí Trưởng khu hành chính, mà có một hội đồng đề cử và bầu vị trí này,rồi sau đó Bắc Kinh bổ nhiệm. Bà Chan nói rằng với một cuộc bầu cử mở và công bằng thì hội đồng ứng cử không nên áp đặt các hạn chế vô lý để ngăn ai đó ứng cử, ví dụ như lý do về quan điểm chính trị.
Bà Chan nói: “Trưởng Đặc khu không có ủy quyền chính trị để điều hành”. Bà nói các đảng chính trị không đủ dũng cảm và bối cảnh này sẽ tạo lên môi trường kinh doanh bất lợi. Ông Lee thẳng thắn bày tỏ, dân chúng Hồng Kông nhận thức rõ vị trí Trưởng Đặc khu hiện tại được bầu bán gian dối. Ông yêu cầu các bên cần có trách nhiệm đối với “sự tôn trọng và tin tưởng người dân Hồng Kông” trong ứng xử chính trị. Bà Chan nói: “Bắc Kinh cần đưa ra lời hứa. Chúng tôi ngày càng càng thấy một chính quyền tê liệt tại Hồng Kông”.
Tự do đang trượt dốc
Ông Lee nói Bắc Kinh muốn kiểm soát báo chí. Ông nói: “Trước kia chúng tôi có 4 tờ báo độc lập, nhưng hiện nay chỉ có 1 tờ, Apple Daily. Đại lục gây áp lực với các nhà quảng cáo và một số là ngân hàng quốc tế để ngừng quảng cáo trên tờ Apple Daily. Khi điều đó xảy ra, làm sao chúng ta có thể trông đợi tự do báo chí được tiếp tục?”.
Lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc, Tập Cập Bình, đến Hồng Kông vào 2 năm trước. Ông Lee nói ông Tập đã nói với “Chánh án và các quan chức khác trong một dịp công khai rằng các quan tòa phải hợp tác hơn nữa với chính quyền của chúng ta…Là một lãnh đạo cộng sản, ông ta hy vọng các quan tòa ở Hồng Kông ứng xử như quan tòa ở Trung Quốc. Nhưng điều này là hoàn toàn không thể áp dụng được”.
Bà Chan nói, Đại lục có một chế độ hạn ngạch, “cơ chế cho phép một chiều”, trong đó cho phép 50 người vào Hồng Kông trong 1 ngày, nhưng cơ chế này cần quản lý tốt hơn. Ông Lee nói chính quyền Hồng Kông không kiểm soát ai vào Hồng Kông. Ông đã mô tả điều này đã bị lạm dụng ra sao để đưa gián điệp từ Đại lục vào Hồng Kông.
Người dân Đại lục nhập cư vào Hồng Kông nhận chứng minh thư sau đó quay lại Đại lục, đợi 7 năm, quay lại và nói họ đã cư trú ở Hồng Kông trong 7 năm rồi. Cơ quan nhập cư sẽ không kiểm tra họ. Với cách này, họ sẽ được cư trú vĩnh viễn. Ông Lee cho biết, các đối tượng này sẽ đăng ký bỏ phiếu vào ngày bầu cử, họ đến từ đại lục và bỏ phiếu cho các ứng viên được Bắc Kinh đề cử. Hiện có khoảng 300.000 đối tượng như trên, ông Lee nói. Ông Lee hiện bị cấm quay trở lại đại lục, nơi ông sinh ra.
Trong cuộc phỏng vấn do tạp chí Time thực hiện năm 2008, ông Lee cho biết: “Là một công dân Trung Quốc, tôi không được phép quay lại quê hương tôi trong khi tôi được chào đón tại mọi quốc gia khác trên thế giới”.
Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.