Bộ phim Thiên Chú Định của đạo diễn người Trung Quốc – Giả Chương Kha – gần đây đã bị rò rỉ trên mạng internet mà chưa qua sự kiểm duyệt của ĐCSTQ. Mặc dù không thể được phát hành tại thị trường Trung Quốc, sau vụ thảm sát đẫm máu tại Côn Minh, bộ phim được người dân bình luận rằng đã phản ánh chân thực xã hội Trung Quốc ngày nay.
Chế độ luôn rêu rao về sự phồn thịnh và những giấc mơ Trung Quốc. Thế nên việc phát hành bộ phim là hoàn toàn bất khả thi. Ngày 1/3, cùng ngày với vụ thảm sát Côn Minh, đạo diễn Giả Chương Kha đã tiết lộ trên Weibo rằng bộ phim Thiên Chú Định đã được đưa lên mạng internet. Tất cả những cố gắng phát hành bộ phim tại Trung Quốc đã thất bại, và bộ phim sẽ không thể công chiếu. Phim Người Tốt ở Tam Hiệp của ông đã đoạt giải Sư tử Vàng tại Venice, và phim Tiểu Vũ mới đây cũng đoạt giải tại Berlin. Sau hai lần đoạt huân chương nghệ thuật và thơ văn tại Pháp, Thiên Chú Định là bộ phim mới nhất của Giả Chương Kha, xoay quanh 4 sự kiện có thật tại Trung Quốc [Giả Chương Kha]: “4 sự kiện này được chuyển thể từ những sự kiện có thật tại Trung Quốc trong những năm gần đây. Nó đã gây cho tôi ấn tượng không thể nào quên. Qua bộ phim, tôi hy vọng chúng ta có thể hiểu được cuộc sống thường ngày, tại sao bạo lực cứ sản sinh nhiều như vậy.” 4 sự kiện này được ông tham chiếu trên trường hợp của Hồ Văn Hải, Chu Khắc Hóa, Đặng Ngọc Kiều và nhân viên Foxconn tự tử. Vậy yếu tố xã hội nào khiến cho một người dân quê thông thường phải cầm đến súng? Trường hợp Hồ Văn Hải phản ánh sự phát triển nhảy vọt của kinh tế, dẫn đến phân chia giàu nghèo, luật pháp bất công, tham nhũng len lỏi vào tận xã hội nông thôn. Trường hợp Chu Khắc Hóa lại minh họa cuộc sống chán nản của một ngôi làng ven sông, phía bên kia thành phố Trùng Khánh, nơi cuộc sống chỉ như một con đường vô định. Nhân vật này đã trở thành một tên tội phạm chuyên nghiệp sau khi tìm mọi cách thỏa mãn nhu cầu cuộc sống và tinh thần của mình. Trường hợp Đặng Ngọc Kiều lại lột tả nguyên nhân cốt lõi của bạo lực. Đó chính là nhân phẩm. Khi nghịch cảnh vượt quá ngưỡng chịu đựng, người ta rất dễ mất kiểm soát. Từ đó mà họ đánh mất nhân phẩm của bản thân. Cuối cùng là vụ công nhân Foxconn chưa đủ tuổi thành niên nhảy lầu tự tử tại Đông Hoản, lột tả một thứ “bạo lực vô hình”. Trong xã hội Trung Quốc tồn tại rất nhiều áp lực, chẳng hạn như đăng ký hộ gia đình, điều kiện lao động và môi trường làm việc căng thẳng. [Nhà phê bình văn hóa Diệp Khuông Chính]: “Thực tế người Trung Quốc ít nhận thức được về những thiệt hại gây ra bởi bạo lực và hệ thống luật pháp. Xã hội hiện thực phân chia giàu nghèo, hệ thống tư pháp thì tham nhũng, chẳng khác nào mảnh đất màu mỡ cho mầm mống bạo lực.” Thiên Chú Định còn đoạt giải Phim xuất sắc nhất tại Liên hoan Phim Cannes 2013. [Diệp Khuông Chính]: “Tôi tin rằng giải thưởng này là dành cho sự phản ánh chân thực xã hội Trung Quốc hiện đại. Những người dân tại đáy xã hội dùng mọi cách, qua kênh luật pháp, qua kênh kiến nghị, nhưng vẫn không tìm ra cách thể hiện sự bất bình của họ. Cuối cùng họ phát hiện ra rằng chỉ có bạo lực là cách nhanh nhất và trực tiếp nhất có thể khôi phục nhân phẩm, khôi phục thanh danh của mình. Khi mà bất công tồn tại ngay trong hệ thống pháp luật và các thủ tục kháng nghị hay thỉnh nguyện.
(Theo NTDTV)