Tinh Hoa

Trung Quốc bất ổn kinh tế: trục Bắc Kinh-Hà Nội sẽ ra sao?

10 ngành công nghiệp sắp vỡ nợ!

Ngủ trưa trên đường phố ở Bắc Kinh. 

Tết nguyên đán 2014 mới trôi qua được một tháng, những tin tức về một đợt suy thoái kinh tế ở Trung Quốc bất chợt dồn dập. Từ sâu thẳm của những tháng năm chật chợi, những nguồn tin bắt đầu lộ diện. Nhưng rõ ràng nhất là việc hãng nghiên cứu có uy tín Business Wisdom đưa ra dự báo sắp có làn sóng vỡ nợ ở 10 ngành công nghiệp Trung Quốc, bao gồm: (1) đóng tàu; (2) sắt thép; (3) đèn LED; (4) nội thất; (5) bất động sản; (6) vận tải biển; (7) tín chấp và các định chế tài chính; (8) quản lý tài chính; (9) vốn tư nhân và (10) mua theo nhóm.

Dự báo của Business Wisdom có lẽ chỉ mới xuất hiện hầu như lần đầu tiên nhưng lại mang tính chi tiết nhất, trong khi trước đó ngay cả những tổ chức xếp hạng tín nhiệm nổi bật của phương Tây như S&P, Fitch Ratings, Credit Suisse, Moody’s cũng ngần ngại khi phải xoáy tia mắt vào chốn thâm cung bí sử trong lòng Nội Hán.

Cách nào đó, dự báo của Business Wisdom lại có nét tương đồng với một dự báo khác – thuộc về một hãng nghiên cứu có tiếng của Anh quốc vào năm 2013 – phác ra 3 kịch bản về sự tồn vong của chế độ chính trị đương thời ở Trung quốc. Trong đó kịch bản về tuổi thọ lâu nhất kéo dài được 10 năm. Hai kịch bản kia thiên về tương lai đoản thọ hơn – chỉ khoảng từ 5-7 năm nữa.

“Việt Nam tận dụng gì từ cơ hội Trung Quốc suy thoái kinh tế?” – một số tờ báo “lề phải” ở Việt Nam cũng không che giấu sự phấn chấn khi thẳng thừng rút tít như vậy. Nhưng hàm ý cần ngầm hiểu còn lớn hơn thế: bất chấp tia cấm cản và soi mói truyền thống cùng tính mặc định “mười sáu chữ vàng” được phát từ trong cái chăn dán nhãn “Ban Tuyên giáo trung ương”, những tờ báo này vẫn như khá hả hê trước một viễn tượng sụp đổ của quốc gia láng giềng phương Bắc.

Quả thực, Việt Nam đã phải chịu đè nén quá lâu, quá bức bối và cả quá nhục nhã từ người bạn có tên “Bốn Tốt”.

Xem thêm: Tại đây

Theo VOA