Tinh Hoa

Trung Hoa Hàng Nghìn Năm Trước Sự Hùng Mạnh Thật Khiến Người Ta Chấn Động

Cảnh thành phố cổ An Tây sống động (Ảnh: Internet)

 

Hơn một nghìn năm trước, khi khuất ánh Mặt trời, các thành phố trên thế giới chìm trong bóng đêm, chỉ có những thành phố ở Trung Quốc là tràn đầy ánh sáng và sự lộng lẫy.

Hơn một nghìn năm trước, vào ban đêm, các thành phố trên thế giới đều yên lặng, chỉ có những thành phố ở Trung Quốc là đi lại đông đúc, có tiếng cười nói và hát hò.

Một nghìn năm trước, khoảng cách giữa Trung Quốc và thế giới như thế nào?

Hơn một nghìn năm trước, trên thế giới chỉ có Trung Quốc là nơi mà dân số đạt hơn một triệu người với nhiều siêu đô thị. Vào thế kỷ thứ 11, quy mô của các thành phố lớn nhất ở Châu Âu như thành phố London (Anh), Paris (Pháp), Ý (Venice), Florence và các thành phố khác là không quá một vạn người. Trong khi thủ đô của Trung Quốc có tới hơn 1,500,000 người. Một nghìn năm trước, tại Trung Quốc, có 6 thành phố mà dân số lớn hơn 200,000 người, và 46 thành phố có số dân vượt quá 100,000 người.

Một nghìn năm trước, các thành phố ở Trung Quốc đã có Cục thi dược (Cục thực hành thuốc), Cục từ ấu (Cục yêu thương trẻ em), Cục dưỡng tế (Cục nuôi dưỡng người cơ nhỡ), các công trình phúc lợi như công viên Lậu Trạch, đó là những tính năng của một thành phố tiên tiến hiện đại. Cùng thời điểm đó, tình hình Châu Âu rất loạn, rất nghèo khó và lạc hậu. Châu Mỹ, Châu Phi và nhiều nơi khác còn rất nguyên thủy.

Một nghìn năm trước, khoảng cách giữa Trung Quốc và các nước khác trên thế giới lớn như thế nào? Một nghìn năm trước, khoảng cách giữa Trung Quốc và các nước khác trên thế giới là không nhỏ, không phải gấp đôi mà là hàng chục lần. Một nghìn năm trước, Trung Quốc là nước đứng đầu trên thế giới.

Ngoài Trung Quốc ra thì thành phố lớn nhất và thịnh vượng nhất trên thế giới ở thế kỷ 13 là Baghdad, có khoảng 300-500,000 người. Các thành phố lớn nhất và thịnh vượng nhất ở Phương Tây là Venice, chỉ có 100,000 người. Châu Âu vào thế kỷ 14, chỉ có 40,000 người ở London, 60,000 người ở Paris. Trung Quốc vào thế kỷ 13, các thành phố như Hàng Châu, Tô Châu, Thành Đô là hơn một triệu người.

Bản đồ thành phố Cổ Hàng Châu (Ảnh: Internet)

Một nghìn năm trước, khoảng cách giữa Trung Quốc và các nước khác trên thế giới lớn như thế nào? Vào thế kỷ 13, nơi giàu có nhất của Châu Âu là Venetian của Ý. Nhiều người đã đi đến Tuyền Châu, Trung Quốc và không khỏi bất ngờ khi thấy [Tuyền Châu là] thành phố của ánh sáng. Vào thế kỷ 13, một người giàu có nhất thành phố Venetian thuộc vương quốc Ý đã được may mắn đi đến Hàng Châu – Trung Quốc và ông không khỏi ngỡ ngàng trước một thành phố đẹp như thiên đường, Hàng Châu là một thành phố đẹp nhất thế giới thời bấy giờ.

Hơn một nghìn năm trước, những triều đại của Trung Quốc đã tập trung phát triển mạnh về hải quân. Khi đó, người Vinetian của Ý đều thán phục những lái buôn giàu có nhất từ Trung Quốc đến Tây Phương, họ kể rằng: “Những con tàu của Trung Quốc rất to lớn, mọi người thử tưởng tượng những con tàu có 6 cột buồm,12 cán buồm lớn, 4 sàn, có sức mang hơn 1,000 người. Những con thuyền ấy được đóng rất chính xác, bản đồ tuyến đường đi rất kỳ diệu, chứng tỏ họ có những kiến thức về hình học cũng như những hiểu biết về chiêm tinh học rất tốt; với tài năng của mình, họ đã khéo léo sử dụng đá nam châm để làm la bàn; qua đó, họ có thể tìm được những con đường đến nhiều vùng đất khác nhau trên thế giới. Họ như được sự ủng hộ và giúp đỡ của Thượng đế vậy”

Hơn một nghìn năm về trước, người Ý thích món mỳ nổi tiếng của Trung Quốc, vì vậy bây giờ họ đã tạo ra món Spaghetti. Không chỉ vậy, người Ý còn thích món kem của Trung Quốc, vì vậy bây giờ họ tưởng rằng là họ đã phát minh ra kem. Hàng nghìn năm trước chúng đã có ở Trung Quốc, người Trung Quốc đã đi khắp nơi trên thế giới, những điều ấy hôm nay liệu có ai biết được ?

Từ một nghìn năm trước, Trung Quốc đã đứng đầu thế giới

Hơn một nghìn năm trước đây, sản lượng thép trong ngành công nghiệp ở phía Bắc Trung Quốc đạt sản lượng 1,25 triệu tấn mỗi năm, đó là những khái niệm gì ? Vào năm 1788 trước cách mạng Tân Hợi, ngành công nghiệp của Châu Âu mới bắt đầu, với sản lượng thép của Anh mới chỉ đạt 76,000 tấn. Một nghìn năm trước, khoảng cách giữa Trung Quốc và các nước khác trên thế giới không phải là ít mà là hàng chục lần.Từ một ngàn năm trước, [công nghiệp của] Trung Quốc đã đứng đầu thế giới.

Ngành công nghiệp thép cổ xưa của Trung Quốc (Ảnh: Internet)

Vào thế kỷ 11, Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng tiền giấy, nhưng tận tới thế kỷ 17 người Châu Âu mới bắt đầu sử dụng tiền giấy. Năm 1661 sau Công Nguyên, những ngân hàng của Thụy Điển bắt đầu phát hành tiền giấy và trở thành đất nước đầu tiên ở Châu Âu sử dụng tiền giấy. Hàng nghìn năm trước, giá trị tiền tệ của Trung Quốc đã cao hơn nhiều những đồng Đôla hay đồng Euro ngày nay.

Gốm sứ cổ Trung Quốc. (Ảnh: Internet)

Một nghìn năm trước, người Trung Quốc đã làm kinh doanh, người dân triều Tống đã biết dùng đất sét để làm ra những đồ gốm sứ và vật dụng sinh hoạt, ngoài ra họ còn làm ra rất nhiều đồ trang sức bằng vàng bạc. Một nghìn năm trước, người Trung Quốc đã biết trao đổi vật liệu công nghệ cao và những nguồn tài nguyên. Và sau đó, người Trung Quốc đã bán sức lao động giá rẻ và tài nguyên để tồn tại. Từ hơn một nghìn năm trước, người Trung Quốc rất có giá trị, thợ thủ công Trung Quốc là những người có tài năng và được ví như kho báu của thế giới.

Một ngàn năm trước, người dân Trung Quốc rất tự hào khi nói rằng: “Tôi rất vui vì tôi là con người, không phải là động vật; là một người đàn ông, không phải là một người phụ nữ, là người Trung Quốc, không phải kẻ man rợ; tôi rất hạnh phúc bởi vì tôi sống trong thành phố tuyệt vời nhất, thành phố Lạc Dương .”

Từ một ngàn năm trước, nhiều người Trung Quốc đã trở nên nổi tiếng khi đi ra nước ngoài để truyền giáo. Những tôn giáo nổi tiếng như Phật Giáo, Đạo giáo và Nho giáo đã xuất hiện ở Trung Quốc từ  hàng nghìn năm trước.

Từ một ngàn năm trước, những sản xuất nông nghiệp, thương mại, thủ công mỹ nghệ, vui chơi giải trí ở Trung Quốc là phát triển nhất thế giới, trong đó ngành công nghiệp ở Trung Quốc xuất hiện đầu tiên trên thế giới từ hàng ngàn năm trước. Không chỉ có vậy, nền kinh tế, chính trị, khoa học, công nghệ, văn hóa, giải trí, học tập, và nhiều ngành xuất hiện đầu tiên của  thế giới như toán học, thậm chí cả quân đội cũng là phát triển nhất trên thế giới. Trung Quốc thời kỳ đó xứng đáng được gọi là Trung tâm tinh hoa của thế giới.

Một ngàn năm trước, GDP của Trung Quốc đã chiếm tới 80% sản lượng của toàn thế giới.

Những số liệu này đã khiến người Trung Quốc hiện nay bị chấn động!

Ngày nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không ngừng khoe khoang về tiến bộ kinh tế của nó, trên thực tế, kinh tế Trung Quốc ngày nay sắp hạng trên thế giới còn thấp hơn thời của vua Càn Long (1711-1799) trong triều đại nhà Thanh. Trong thời vua Càn Long, GDP (Gross Domestic Products hay Tổng sản lượng quốc nội) của Trung Quốc được coi như bằng 51% của tổng số trên thế giới.

Khi Tôn Trung Sơn thành lập nước Cộng hòa Trung Quốc (thời Quốc Dân Đảng) vào năm 1911, GDP của Trung Quốc bằng được khoảng 27% của tổng số thế giới. Vào 1923, tỷ lệ phần trăm giảm xuống, nhưng vẫn còn được 12%. Đến 1949, khi ĐCSTQ nắm chính quyền, tỷ lệ xuống đến 5.7%, nhưng đến 2003, GDP của Trung Quốc giảm xuống ít hơn 4% tổng số của thế giới. Tương phản với sự tụt dốc kinh tế trong thời kỳ Quốc Dân Đảng vì phải trải qua nhiều chục năm chiến tranh, thì sự tụt dốc kinh tế liên tục trong thời kỳ ĐCSTQ nắm quyền lại xảy ra trong thời hòa bình.

So với năm ngàn năm lịch sử của Trung Quốc, mấy chục năm Trung Quốc dưới ách thống trị của Đảng Cộng Sản Trung Quốc chỉ là những sự việc thoáng qua như mũi tên bay. Trước khi Đảng Cộng Sản Trung Quốc xuất hiện, Trung Quốc đã sáng tạo ra một nền văn minh huy hoàng nhất trong lịch sử nhân loại; sẵn dịp Trung Quốc có hoạn nạn trong nước đến từ bên ngoài, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã thừa cơ mà ngồi lên nắm chính quyền, mang đến kiếp nạn to lớn cho dân tộc Trung Hoa. Loại kiếp nạn này, không chỉ vỏn vẹn cướp đi hàng chục triệu sinh mạng, phá tan tành giá trị của vô số gia đình, hủy hoại nhiều nguồn tài nguyên sinh thái mà sự sống còn của dân tộc Trung Hoa phụ thuộc vào, càng nghiêm trọng hơn nữa, là nền tảng đạo đức và truyền thống văn hóa quý giá của dân tộc  Trung Hoa, cũng bị phá hoại tới tận cùng.

(Phục trách biên tập : Thôi Chân Trí)

Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.
Theo Việt Đại Kỷ Nguyên