Trong một tấm ảnh chụp từ hôm thứ Tư, 26 tháng Hai 2014, một bản vẽ thay cho lời quảng cáo về một dự án bất động sản nhà ở trưng bày trong một ngày ô nhiễm nghiêm trọng ở Thạch Gia Trang, phía bắc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Đấu tranh chống ô nhiễm đã thúc đẩy chương trình nghị sự của đảng cầm quyền Cộng sản, vốn trong nhiều năm qua đã thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh chóng nhưng ít chú trọng tới tác động môi trường. Dưới áp lực của công chúng về việc giảm ô nhiễm không khí đang bao trùm Bắc Kinh và các thành phố trên toàn Trung Quốc, các lãnh đạo của quốc gia này đang tái cân bằng lại các ưu tiên của mình. (Ảnh AP/Alexander F. Yuan)
Một nghiên cứu do NASA tài trợ cho biết có khả năng sẽ xảy ra “sự sụp đổ không thể vãn hồi” trong vài thập kỷ tới do việc khai thác tài nguyên gia tăng và phân phối của cải không bình đẳng.
“Sự sụp đổ của đế chế La Mã và các đế chế không kém phần tiên tiến khác (nếu không muốn nói là hơn) như nhà Hán, Đế chế Mauryan, đế chế Gupta, cũng như rất nhiều đế chế Lưỡng Hà tiên tiến khác, tất cả đều minh chứng cho thực tế rằng các nền văn minh tiên tiến, tinh vi, phức tạp và sáng tạo có thể vừa mong manh vừa bất trường cửu”, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Hàng không Không gian Goddard của NASA đã viết và được đăng tải trên tờ The Guardian trong tuần qua.
Báo cáo được viết bởi Safa Motesharrei, một nhà toán học ứng dụng cùng với Trung tâm Tổng hợp Xã hội-Môi trường Quốc gia (National Socio-Environmental Synthesis Center), theo đó thì nền văn minh hiện đại sẽ không kéo dài.
Theo PolicyMic, báo cáo đã khảo sát các yếu tố nguy cơ liên quan đến dân số, khí hậu, nước, nông nghiệp và năng lượng.
Nền văn minh sụp đổ cách đây hơn 5000 năm đã phải vật lộn với “sự giãn căng của các nguồn tài nguyên do áp đặt quá khả năng chịu đựng lên hệ sinh thái” cũng như việc “phân tầng kinh tế xã hội thành nhóm người Quyền Quý [giàu có] và Quần Chúng (hay “Bình Dân”) [nghèo khổ].”
Motesharrei nói thêm rằng công nghệ và khoa học không thể ngăn cản sự sụp đổ này. Motesharrei viết: “Thay đổi trong công nghệ có thể nâng cao hiệu suất sử dụng tài nguyên, nhưng nó cũng có xu hướng làm tăng tiêu thụ bình quân đầu người cả về tài nguyên lẫn quy mô khai thác tài nguyên, do đó, thiếu vắng những tác động của chính sách, sự gia tăng tiêu thụ thường đáp lại cho sự gia tăng hiệu suất sử dụng tài nguyên.”
Motesharrei cùng các cộng sự đã đi đến kết luận rằng sau việc mô hình hóa các kịch bản khác nhau bằng cách sử dụng các điều kiện “phản ánh sát sao thực trạng của thế giới ngày nay … chúng tôi thấy rằng sự sụp đổ là khó tránh khỏi.”
Về nền văn minh, ông viết: “dường như đã đi trên một con đường bền vững trong quãng thời gian khá dài, nhưng chỉ cần sử dụng một tỷ lệ suy giảm thấp nhất và bắt đầu từ một số rất nhỏ những Người Quyền Quý, Những Người Quyền Quý lãng phí quá nhiều, kết quả là nạn đói xảy ra trong giới Bình Dân, rồi sau cùng gây ra sự sụp đổ của xã hội. Điều quan trọng cần lưu ý rằng sự sụp đổ loại này là do một nạn đói đến từ sự bất bình đẳng, dẫn đến thiếu nguồn lực lao động, chứ không phải sự sụp đổ do Tự Nhiên. “
Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.