Cuộc khủng hoảng ở Ukraine sẽ kết thúc với kết quả khá chắc chắn rằng Crimea sẽ vĩnh viễn dưới quyền kiểm soát của Nga và phần còn lại của nước này sẽ nằm trong quỹ đạo của Nga hơn cả dự đoán vài tuần trước đó.
Mọi người đều đổ vấy tội lỗi cho lòng tham muốn khôi phục lại đế quốc của Putin, nhưng trong một thời gian dài phương Tây đã theo đuổi chính sách kinh tế nhằm phục vụ cho mưu đồ của Nga.
Từ khi bức tường Berlin sụp đổ, Hoa Kỳ và đồng minh Châu Âu đã xem sự chuyển biến của Nga như là một nền dân chủ không mấy đáng ngại và có thể bị dắt mũi bởi các cam kết về kinh tế. Sau Đệ Nhị Thế Chiến, hoạt động thương mại gia tăng đã kết thúc thế kỷ hận thù giữa những quốc gia Âu Châu.
Nga cung cấp hơn 30% lượng khí đốt ở Âu Châu – một nửa thông qua Ukraine – và là nhà cung cấp dầu thô và các sản phẩm phụ thuộc chủ yếu cho phương Tây. Ngược lại, Nga lại gia tăng sự lệ thuộc của mình vào hệ thống cơ khí, hóa chất, hàng tiêu dùng của Châu Âu. Pháp xây dựng các chiến hạm hiện đại hóa cho Nga, rất nhiều các đối tác đa quốc gia từ phương Tây đang hỗ trợ tái lập lại nền công nghệ xe hơi và tháo gỡ khó khăn trong việc thác dầu khí ở các vùng cực Bắc.
Bất chấp những giới hạn về hiến pháp và biểu tình trên đường phố, Putin đã xoay xở lãnh đạo Nga từ năm 1999. Ông cũng thường xuyên liều lĩnh sử dụng lợi thế cung cấp khí hiếm nhằm đạt mục đích trước các quốc gia phương Tây, bất chấp rủi ro kinh tế và gây chiến với Chechnya đầu những năm 2000 và Georgia năm 2008.
Những điều này lộ rõ chính sách ngoại giao của Putin, rằng Nga đang tận hưởng những đặc quyền đặc lợi từ những quốc gia trước đây thuộc Xô Viết – một điều Phương Tây từ chối công nhận chính thức nhưng đã tạo ra rất nhiều cái cớ cho Putin tiến hành. Sau cùng, phương Tây đã tự đấm ngực hai lần về hành động xâm lược của Nga nhưng chẳng thể làm gì để ngăn chặn, hoạt động trong khối G8 của Nga vẫn tiếp diễn chẳng khác nào cho phép quốc gia này gia nhập vào WTO.
Lúc này thì Moscow đang hình thành khối tự do thương mại với các quốc gia Xô Viết cũ để nhằm ngăn trở các mối liên kết làm ăn với EU, đồng thời gia tăng ảnh hưởng lên chính sách ngoại giạo
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã phàn nàn về việc Putin đang sống trong “một thế giới khác” và tự hỏi liệu ông có “biết gì về thực tế” hay không. Gần như là không. Putin vẫn bảo lưu lập trường của mình trước các quốc gia Tây Phương muốn ngăn chặn tái lập một đế chế Xô Viết như trước đây.
Phương Tây có thể áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt nhưng chúng đều có những hệ quả tiêu cực tác động qua lại. Ví dụ như, Phương Tây có thể cho đóng băng tài sản của Nga nhưng những ngân hàng của họ cũng phải chịu tổn thất đáng kể – France’s Societe Generale SA và Italy’s UniCredit SpA cùng những ngân hàng khác đều hoạt động chủ yếu ở Nga.
Không may, Tổng Thống Barack Obama, Merkel và rất nhiều lãnh đạo đang nghiêng về khả năng đánh giá khủng hoảng ở Ukraine như là một biến cố cô lập và chỉ nằm trong khu vực Crimea, nơi hạm đội Địa Trung Hải đóng quân, vốn cực kỳ quan trọng đối với Nga hơn là phương Tây.
Ba Lan, nằm giữa Đức, Nga, cũng có một lịch sử đau thương, thì lại thực tế hơn và lãnh đạo ở đây cũng đồng ý với Thượng Nghị Sĩ đảng Cộng Hòa Marco Rubio tiểu bang Florida, người từng nói, “Mức độ tin cậy của một thế giới hậu Chiến Tranh Lạnh và biên địa các quốc gia đang bị đe dọa.”
Mở hết các nút chai – trừng phạt thương mại, đóng băng tài sản, và cấm vận du lịch đối với các lãnh đạo Nga – sẽ trở nên cực kỳ tốn kém và nhiều hậu quả. Các quốc gia châu Âu cuối cùng cũng phải phát triển các nguồn tài nguyên khí đốt quan trọng thông qua hoạt động fracking (khai mỏ bằng thủy lực) và đa dạng hóa nguồn nhập khẩu.
Định hình lại quan hệ với Nga như thể chiến tranh lạnh đã thức giấc trở lại sau kì ngủ đông dài có thể gây nhiều phản ứng, nhưng là điều thực tế. Nga đã phá vỡ nền hòa bình, các cam kết thương mại đã bị hủy bỏ, và không còn tiếp tục chính sách nhân nhượng.
Putin đang đánh bóng lại lớp Màn Sắt đã hoen gỉ và đây chỉ là một câu hỏi liệu Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu sẽ còn để Putin đi tới đâu trước khi lập hàng rào chắn.
Peter Morici, giáo sư trường kinh doanh Robert H. Smith tại Đai Học Maryland, là một chuyên gia nổi tiếng nghiên cứu các chính sách kinh tế và kinh tế quốc tế. Trước đó ông đảm nhiệm chức Chánh Văn Phòng Kinh Tế ở Ủy Ban Thương Mại Quốc Tế Hoa Kỳ.
Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.