Ô nhiễm tồi tệ tại Trung Quốc đã tạo nên một nhóm người dân gọi là “dân tị nạn môi trường”.
Trong khi hàng trăm triệu nông dân đổ xô đến đô thị tìm kiếm việc làm, thì công nhân đô thị lại tìm cách bỏ chạy khỏi các thành phố. Ô nhiễm khắp nơi, không khí, nước và thực phẩm. Hiện đã có hơn 200 “làng ung thư” tại Trung Quốc. Liệu họ có thể đi đâu? Ở đâu mới thoát khỏi ô nhiễm? Mời quý vị theo dõi bản tin từ phóng viên Tần Tuyết.
Cuốn sách Di dân Trung Quốc năm 2014 được Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa – CCG phát hành vào ngày 22 tháng 1. Theo thống kê, ô nhiễm không khí càng ngày càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề di cư tại Trung Quốc.
Di cư do ô nhiễm môi trường chia làm 2 hướng. Một nhóm di cư sang nước ngoài để hít thở không khí trong lành, số khác thì ở lại Trung Quốc. Giới thượng lưu thường chọn Mỹ, Canada, Úc, New Zealand để nhập cư, đôi khi họ cũng chọn các nước nhỏ có khí hậu ôn hòa trong khối châu Âu. Những người ở lại Trung Quốc thì chọn các thành phố vừa và nhỏ, dân số ít như : Đại Lý tại Vân Nam, Tam Á tại Hải Nam, Uy Hải tại Sơn Đông và Châu Hải tại Quảng Đông.
Từ xa xưa, Tô Châu đã được biết tới là Thiên đường nơi trần thế. Tuy nhiên, giáo viên Viên Tuyết Thành tại Tô Châu đã cho biết, hiện tại Tô châu cũng thường xuyên xuất hiện khói bụi. Đôi khi rất nghiêm trọng. Anh cho biết, việc di cư tất nhiên là mong muốn của rất nhiều người Trung Quốc, nhưng hầu hết đều không có điều kiện.
[Tuyết Thành, Giáo viên Trung học Tô Châu] “Chỉ có một nhóm người thành thị có đủ khả năng để di cư tới nơi tốt hơn. Nhưng tại Trung Quốc, thì di cư tới đâu đây? Không khí ô nhiễm, nước ô nhiễm, thậm chí thực phẩm cũng ô nhiễm, thì đi đâu được chứ? Vài người ra nước ngoài, nhưng cũng rất hiếm. Hầu hết chúng tôi không biết phải đi đâu nữa.”
Dư Tân Vĩnh là Quản lý đầu tư Công ty xử lý nước thải công nghiệp tại Tế Nam, Sơn Đông. Ông thấy được sự hỗn loạn của ô nhiễm công nghiệp. Các thương nhân Trung Quốc chỉ coi đây là mảnh đất để kiếm tiền, bất chấp môi trường và hệ sinh thái bị ảnh hưởng. Các ban ngành không hề quan tâm đến vấn nạn môi trường. Triết lý cai trị này thật là phản nhân tính, phản khoa học.
[Dư Tân Vĩnh, nhà Quản lý Đầu tư] “Cái gọi là cai quản, thực ra chỉ là để đối phó với cấp trên. Thứ hai là để đối phó với sự kiện môi trường ngoài dự kiến, ví dụ như ô nhiễm tại Thái Hồ. Thứ ba là để đối phó với biểu tình kiến nghị, chẳng hạn như những cuộc biểu tình vì ô nhiễm hóa chất. Vậy có giải pháp ổn định nào cho thế hệ tương lai không? Không hề có!”
Dư Tân Vĩnh đã vạch trần những doanh nghiệp vô đạo đức. Để tránh bị phát hiện, họ đã bơm chất thải công nghiệp vào sâu trong lòng đất hàng trăm mét. Việc làm này đã gây ra ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước ngầm tinh khiết. [Dư Tân Vĩnh] “Chất thải công nghiệp rất khó xử lý, chi phí cũng đắt đỏ. Họ không muốn bỏ tiền ra, thì phải làm sao? Xả ra thì không được, vì luôn có giám sát mặt đất. Thế nên họ đào giếng, 50 – 80 – 200 rồi 300 mét, và xả xuống đấy. Không ai ngờ được họ xả chất thải bằng cách đó. Nước ngầm sâu hàng trăm mét mất hàng ngàn năm, hàng nghìn năm, hàng triệu năm mới trở nên tinh khiết. Thế mà họ đã làm ô nhi
ễm hết cả.”
(Theo NTDTV)