Một vết lóa mặt trời hạng X (cường độ mạnh nhất) xuất hiện ở phía bên trái của mặt trời vào đêm ngày 24/2/2014. Bức ảnh ghép này được chụp vào lúc 7:59 p.m.EST, cho thấy mặt trời được bao phủ trong chùm ánh sáng tia cực tím với chiều dài các bước sóng là 131 và 171 angstrom (1 angstrom =10-10 mét). (NASA/SDO)
Vết lóa mặt trời vào ngày ngày 25 tháng hai năm 2014. (NASA)
Một mảnh cắt cận cảnh của bức ảnh chụp vết lóa mặt trời vào ngày 25 tháng hai năm 2014.
Chỉ ngay sau nửa đêm ngày 25 tháng 2, một vết lóa mặt trời mãnh liệt đã giải phóng các đợt sóng phóng xạ mạnh mẽ vào không gian.Nó được xếp loại vào hạng X-4.9. Các vết lóa mặt trời hạng X là có cường độ mạnh nhất, và con số 4.9 biểu thị cường độ trong hạng X. Mức độ X2 thì mạnh gấp đôi X1, và mức X3 thì mạnh gấp 3 lần, và cứ tuần tự như vậy, NASA giải thích.Các vết lóa mặt trời có thể ảnh hưởng đến hệ thống định vị toàn cầu GPS và các hệ thống tín hiệu khác, tuy nhiên các tia phóng xạ không thể xâm nhập bầu khí quyển của Trái Đất và tác động trực tiếp đến con người. Cơ quan Khí tượng Quốc gia Hoa Kì (NWS) báo cáo rằng Trái Đất và các vết lóa mặt trời hiện tại không đặt trong vị trí có thể ảnh hưởng đến Trái Đất, nhưng họ vẫn sẽ liên tục giám sát tình hình.Nhà thiên văn học và blogger Phil Plait đã mô tả các vết lóa mặt trời như sau: “Một nguồn năng lượng từ, tồn trữ trong các vết đen mặt trời… trở nên lơi lỏng trong một tích tắc, tạo ra một vụ nổ mạnh hơn tất cả vũ khí của con người gộp lại.”
Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.