Tinh Hoa

Chính sách “một con” đe dọa tới tương lai Trung Quốc như thế nào?

Nhiều vấn đề bắt đầu nảy sinh.

Theo chính sách gia đình một con hà khắc của Trung Quốc, nếu phụ nữ có nhiều hơn một con thường bị buộc phải hủy lần mang thai tiếp theo, đây là vi phạm nhân quyền khủng khiếp gây nên sự mất cân bằng giới tính nghiêm trọng dẫn đến nam nhiều hơn nữ hàng chục triệu người, hệ lụy là rộ lên việc bán dâm ở nữ giới.

 

Tuy nhiên tác động lâu dài của nó không chỉ nhiêu đó,nó có thể phá vỡ viễn cảnh phát triển lâu dài của Trung Quốc cũng như độ tuổi dân số.

Luật cấm những cặp vợ chồng có nhiều hơn một con (gia đình ở nông thôn hoặc dân tộc thiểu số có thể có hai con nếu con đầu tiên là nữ), những ai vi phạm sẽ bị trừng trị nghiêm khắc.

Nhờ mạng lưới tổ chức rộng khắp dựa trên sức mạnh kiểm soát của nhà nước, một chỉ tiêu số trẻ sơ sinh hằng năm được áp đặt cho mỗi tỉnh, thành và làng xã.

Để đạt chỉ tiêu, các quan chức Phòng Kiểm soát Dân số thường dùng biện pháp cưỡng chế phá thai (thậm chí đang mang thai tháng thứ 9), triệt sản nam lẫn nữ, phạt những người có con thứ hai 1-2 năm lương bổng hằng năm.

Lịch sử Trung Quốc đương đại đầy rẫy những câu chuyện khủng khiếp của những đứa trẻ sơ sinh bị bóp ngạt hoặc dìm chết vì các chỉ tiêu dân số của chính phủ; của những vợ chồng bị tra tấn vì không có tiền đóng phạt; và các vụ bắt cóc phụ nữ để cưỡng chế họ tuân lệnh triệt sản.

(Chai Ling(bên trái) cùng nạn nhân khác của tệ nạn cưỡng bức phá thai)  

Chai Ling, người sống sót trong cuộc vận động dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn 1989, hiện giờ đang tị nạn ở Mỹ, đã miêu tả chính sách một con là “vụ thảm sát Thiên An Môn” mỗi ngày.

Một hệ lụy khác từ điều luật là việc ưu ái con trai dẫn đến phá thai có chọn lọc các bào thai nữ. Tổ chức Sức khỏe Thế giới tính rằng những năm 80 có ít nhất 20 triệu nữ giới biến mất ở Trung Quốc làm đảo ngược tỷ lệ nam nữ, kết quả xuất hiện một ngành kinh doanh mới: buôn bán cô dâu trẻ em, bắt cóc và buôn bán trẻ em gái, phụ nữ, v.v…

Tiếp đến một hậu quả biến dị khác từ chính sách là thị trường chợ đen trẻ sơ sinh nam, được bán cho những cặp đôi tuyệt vọng không có con trai. Trường hợp gần đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm khi hai gã đàn ông bị kết án tử hình vì đứng đầu mạng lưới có tổ chức bắt cóc 46 trẻ em nam và bán chúng cho các cặp vợ chồng tuyệt vọng ở nơi khác của Trung Quốc.

Thậm chí còn có vụ buôn bán phụ nữ Bắc Triều Tiên và các nước khác dọc biên giới Trung Quốc, họ bị bắt cóc hoặc lừa sang Trung Quốc để thỏa mãn ham muốn tình dục và giấc mơ kết hôn của đàn ông địa phương.

Theo thống kê chính thức, điều luật nổi tiếng năm 1979 đã làm giảm dân số Trung Quốc hết 400 triệu người. Dân số hiện nay ước tính khoảng 1,4 tỉ người.

Tuy nhiên, hậu quả hiện tại đã bắt đầu xuất hiện đặt ra mối đe dọa lớn cho tương lai thịnh vượng của siêu cường châu Á.

Sau 30 năm tăng trưởng kinh tế nhanh chóng dựa vào nguồn lao động giá rẻ dường như vô hạn từ nông thôn, hiện nay Trung Quốc bắt đầu phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động, cũng như không đủ người tham gia vào lực lượng lao động để hỗ trợ cho sự tăng trưởng nền kinh tế hiện tại.

Quan trọng không kém, biểu đồ dân số Trung Quốc đang ở màu xám, nghĩa là ngày càng sẽ có nhiều người về hưu hơn và không đủ người trẻ tuổi vào thay.

Theo Bộ trưởng Bộ An ninh Xã hội và Lao động Trung Quốc, trước năm 2030 23% dân số sẽ ở tuổi 60. Nghĩa là hơn 350 triệu người ở tuổi nghỉ hưu, mang lại gánh nặng lớn cho công quỹ nhà nước. Do đó, tỷ lệ phần trăm công dân tùy thuộc vào sự gia tăng của lực lượng lao động còn lại. Hiện tại, tỷ lệ này là cứ 3 công nhận thì 1 người hưởng trợ cấp; 20 năm tới tỷ lệ sẽ là 2:1.   

Thêm vào đó, cha mẹ già thường sống với con cái. Nhưng họ vẫn ở trong lực lượng lao động cho đến khi về hưu, nhiều đứa trẻ không thể chăm sóc cho người nhà đã lớn tuổi đã chuyển gánh nặng sang nhà nước. Trong bất kỳ tình huống nào, hộ gia đình truyền thống Trung Hoa có ba thế hệ chung sống dưới một mái nhà khó duy trì được trong xã hội hiện tại.

Trong khoảng năm 1970 tới 1979, khi chính sách một con được chính thức áp đặt, đã có một chương trình tự nguyện hạn chế quy mô gia đình, theo số liệu từ chính phủ, số sinh trung bình của mỗi cặp vợ chồng đã giảm từ 5.9 xuống 2.9.

Trong khi chế độ Bắc Kinh nhiều lần tuyên bố rằng nó đã kiểm soát xã hội thành công, các nước lân cận với kế hoạch phát triển riêng so sánh đã có sự giảm tăng dân số tương tự mà không cần sự can thiệp hà khắc của nhà nước.

Nhiều nơi ở Trung Quốc, người trẻ tuổi đang trở nên khan hiếm và các nhà máy đang tranh giành nhân công. Đặc biệt ở “vành đai vàng” ở tỉnh Quảng Đông (nơi công nghiệp phát triển nhất) và Thượng Hải phồn hoa. Vì lí do này mà các nhà lãnh đạo chính trị các nơi đó đang tìm cách nới lỏng điều luật cho phép các cặp vợ chồng có ít nhất hai con.  

Tuy nhiên, tháng chín gần đây nhất, Bắc Kinh vẫn kiên quyết sẽ không thay đổi văn hóa giết chóc của nó.

Theo Kan Zhong Guo