Tinh Hoa

Y học: 5 mốc quan trọng của cuộc đời (thời khắc ma quỷ)

Theo nghiên cứu của ngành y, không ít bệnh nhân khi phát bệnh hoặc bệnh tình chuyển ác tính đều có những đặc điểm rất đặc thù về thời gian. Tại một giai đoạn thời gian, sinh mệnh của con người đặc biệt yếu nhược, rất dễ bị ma bệnh công kích, đó được gọi là [Thời khắc ma quỷ]. Hiện tại, các chuyên gia đã nghiên cứu sáng tỏ sự biến hóa của [Thời khắc ma quỷ]. Các chuyên gia nhắc nhở, trong những giai đoạn này rất quan trọng đối với sức khỏe con người, mọi người cần hết sức chú ý, từ đó chuẩn bị tốt công tác phòng chống.

 

[Thời khắc ma quỷ] trong ngày

Buổi sáng khi vừa thức giấc cũng là lúc tiến nhập vào thời khắc đầu tiên trong ngày [Thời gian ma quỷ] ( Từ 6 – 9 giờ sáng), những bệnh như bệnh tim, trúng gió, viêm phế quản, hen suyễn, ung thư v.v.. sẵn sàng phát tác. Ví dụ: bệnh thiếu máu cơ tim thường phát tác mạnh nhất vào 7 – 8 giờ sáng, tần suất mà hoạt động của tim thất thường nhất thường vào 6 – 9 giờ sáng mỗi ngày.

Ngoài ra, các tổ chức vệ sinh thế giới qua điều tra phát hiện: trong 4,769 ca chết vì nhồi máu cơ tim thì đến 28% ca chết vào giai đoạn 6 – 10 giờ sáng

Trong ngày còn có một đoạn thời gian ma quỷ nữa vào lúc gần tối, thời gian này tần suất các bệnh về tim phát tác rất cao. Giả sử bạn uống rượu vào lúc 7h tối, thời gian gan thải các độc tố từ rượu so với những lúc khác đều dài hơn, cho nên uống rượu vào lúc đó là dễ say nhất, mà gan cũng dễ bị tổn thương nhất.

Trong một ngày, thời gian nguy hiểm nhất chính là vào lúc bình minh. Căn cứ vào các cuộc nghiên cứu chứng minh rằng, vào lúc bình minh, huyết áp, nhiệt độ cơ thể đều giảm xuống thấp, máu di chuyển rất chậm, nồng độ máu cũng đặc hơn, các cơ giãn và yếu, rất dễ phát sinh đột quỵ do thiếu máu não. Kết quả điều tra cho thấy, số lượng người chết vào sáng sớm chiếm 60% các ca tử vong trong một ngày.

[Thời khắc ma quỷ] trong tuần

Trong một tuần, thứ 2 là thời gian nguy hiểm cho tim não và huyết quản, tỉ lệ phát bệnh và tử vong cao hơn 40% so với những ngày khác, tại Đức gọi là [Ngày thứ 2 u ám]

Ngoài ra, các chuyên gia Phần Lan đã chứng minh, ngày thứ hai dễ bị trúng gió nhất, còn chủ nhật là ít bị nhất.

Biện pháp phòng ngừa là: sau khi tình giấc khỏi giường chuẩn bị một viên aspirin, không nên đi ngay ra ngoài cửa, người già nên có người ở nhà chăm sóc để đề phòng xuất hiện tình huống nguy cấp.

[Thời khắc ma quỷ] trong tháng

Trong một tháng, có ảnh hưởng đến sinh mệnh được tính theo tháng âm lịch, đây là việc có liên quan đến thiên văn và khí tượng. Như chúng ta đều biết, mặt trăng có lực hấp dẫn, nó có thể khiến thủy triều của nước biển dâng cao, như thế nó cũng có tác động đến các chất dịch trong cơ thể con người chúng ta.

Trong tháng, vào những đêm rằm trăng tròn, áp lực các chất dịch trong cơ thể người trở nên thấp, độ chênh lệch giữa áp lực bên trong và bên ngoài huyết quản rất lớn, lúc này dễ khiến các bệnh về tim và mạch máu não xuất hiện vấn đề.

[Thời khắc ma quỷ] trong năm

Trong năm, có 4 giai đoạn thời gian ma quỷ, đó là thời khắc nóng nhất và lạnh nhất trong các tháng. Bình thường, những ngày hè mà nhiệt độ lên đến hơn 35 độ C, đối với kết cấu thân thể người là có nguy hại. Đến mùa đông và xuân, những ngày lạnh giá chính là một tên “sát thủ”. Khi mùa lạnh đến, số người nhập viện nhiều hơn, và số ca tử vong cũng tăng cao. Đối với sinh mệnh mà nói, trong một năm thì tháng nguy hiểm hơn cả là tháng 12. Qua điều tra cho thấy, tháng này số lượng người tử vong đứng đầu, chiếm đến 10.4% tổng số.

Theo phân tích, điều này có liên quan đến khí hậu lạnh, và môi trường vắng vẻ. Con người vào những năm cuối đời, tinh thần rất căng thẳng, tâm trạng thay đổi, sức đề kháng kém, khả năng phân tách sinh sản của tế bào cũng giảm . v.v… Lúc này, các căn bệnh mãn tính ngày thường đều trở nên nghiêm trọng. Một điều đáng để nhắc nhở là: các nhà sử học gia qua nghiên cứu phát hiện, 90% các vị hoàng đế Triều Minh, Triều Thanh chết vào những tháng nóng nhất – tháng 7,8 và tháng lạnh nhất – tháng 12, tháng 1. Đây chính là bằng chứng về quy luật nói trên.

[Thời khắc ma quỷ] trong cuộc đời

Trong một đời người, giai đoạn trung niên là giai đoạn nguy hiểm nhất. Con người khi đến tuổi trung niên, các trạng thái sinh lý của cơ thể bắt đầu biến đổi, sẽ xuất hiện các vấn đề về thay đổi nội tiết, khả năng miễn dịch giảm, gia đình, công việc, kinh tế, các quan hệ ngoại giao đều tạo nên những áp lực rất lớn, các trách nhiệm phải gánh vác khiến người ở độ tuổi trung niên kiệt sức, tinh thần trở nên mệt mỏi.

Có câu nói rằng: [Bảy mươi ba, tám mươi tư, thần chết không gọi cũng tự đi] ý là 2 độ tuổi đó rất dễ qua đời. Nói như thế có đạo lý không ? Các nhà khoa học đã xác nhận là đúng như thế.

Các nhà khoa học đối với hiện tượng này đã thực hiện nhiều lần nghiên cứu, họ phát hiện rằng sinh mệnh là có chu kỳ và quy luật nhất định, đại khái là 7 đến 8 năm được tính là 1 chu kỳ, tuần hoàn liên tục như thế. Trong mỗi một chu kỳ trong hoạt động sống của sinh mệnh đều tồn tại những lúc cao trào và thoái trào. Bình thường thì ở giữa mỗi chu kỳ được coi là cao trào, còn cuối chu kỳ thuộc về thoái trào. Cao trào được coi là giai đoạn thân thể đạt sự khỏe mạnh và ổn định, sức đề kháng tốt, tỷ lệ người tử vong thấp. Thoái trào được coi là giai đoạn thân thể yếu nhược, sức đề kháng thấp, tỷ lệ người tử vong tương đối nhiều.

Các chu kỳ tính theo mức 7 năm là 7, 14, 21, 28 liên tục cho đến 84 tuổi. Chu kỳ tính theo mức 8 năm là 8, 16, 24, 32, liên tục cho đến 72 tuổi. Trong đó 73 và 84 là hai năm vượt quá chu kỳ này, sức đề kháng của cơ thể rất yếu, sinh mệnh đã rơi vào giai đoạn thoái trào của chu kỳ sinh mệnh, số lượng người tử vong tương đối nhiều.

Dịch từ: http://www.epochtimes.com.tw/n82279/

Theo Việt Đại Kỷ Nguyên