Tinh Hoa

Chiêm ngưỡng chiến hạm Nhật cập cảng Tiên Sa

2 lần liên tiếp trong vòng 3 tháng, 4 chiến hạm Nhật Bản đã cập cảng Tiên Sa.

Sức mạnh của bộ đôi ISOYUKI (DD-127) và SHIRAYUKI (TV-3517)
Bắt đầu sự kiện tàu quân sự Nhật Bản đến Đà Nẵng là sự xuất hiện tàu Cảnh sát biển Nhật Bản KOJIMA mang số hiệu PL 21 đã cập cảng Đà Nẵng vào tháng 7/2013. Sự kiện quan trọng đánh dấu quan hệ 2 nước Việt Nam-Nhật Bản.
Tàu Cảnh sát biển Nhật Bản KOJIMA mang số hiệu PL 21 đã cập cảng Đà Nẵng vào tháng 7/2013 
Tàu cảnh sát biển KOJIMA (PL 21) có chiều dài 115m; rộng 14m; mớn nước 5,4m; tải trọng và lượng giản nước 3.500 tấn có thể di chuyển với vận tốc 18 hải lý/h. Tàu được trang bị 1 pháo hạm 35mm, 1 pháo xoay 20mm, súng máy 13mm cùng thiết bị radar hiện đại.
 
 
Đặc biệt, tàu có sân đỗ trực thăng giúp tăng cường khả năng hoạt động trên biển. Tàu có nhiệm vụ bảo vệ an ninh, an toàn, chống cướp biển và xâm nhập trái phép của các tàu lạ đi vào lãnh hải Nhật Bản.

 Tàu Cảnh sát biển Nhật Bản KOJIMA trên vịnh Đà Nẵng

Sau khi KOJIMA (PL 21) kết thúc chuyến thăm 4 ngày tại TP Đà Nẵng thì trung tuần tháng 10/2013, Đội tàu gồm 3 chiến hạm cùng 750 sỹ quan, thủy thủ thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã cập cảng Đà Nẵng.

 
Bộ ba các tàu khu trục gồm: Tàu hộ tống ISOYUKI (DD-127), bộ đôi tàu huấn luyện SHIRAYUKI (TV-3517) và JDS KASHIMA (TV-3508) thuộc lực lượng Tự vệ bờ biển Nhật Bản do Chuẩn Đô đốc Fumiyuki KITAGAWA làm chỉ huy đã có chuyến thăm 4 ngày tại thành phố biển Đà Nẵng.

 Bộ đôi tàu ISOYUKI (DD-127) và SHIRAYUKI (TV-3517) tại cảng Tiên Sa (Đà Nẵng)

Khu trục hộ tống ISOYUKI (DD- 127) là khu trục cở nhỏ thuộc lớp Hatsuyuki,  thế hệ tàu khu trục thế hệ thứ 3 của lực lượng Hải quân Nhật Bản. Đây là lớp khu trục đầu tiên sử dụng tuốc bin khí hoặc kết hợp khí (COGOG) và hệ thống động cơ đẩy giúp chiến hạm có thể hoạt động ở tốc độ cao.

Ngoài ra, Hatsuyuki cũng là lớp tàu khu trục đầu tiên trong lực lượng Hải quân Nhật Bản được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Sea Sparrow cải tiến và hệ thống tên lửa đất nối đất Harpoon cho AAWand ASuW tương ứng.

 Sức mạnh của SOYUKI (DD-127) và SHIRAYUKI (TV-3517)

Lớp khu trục này còn được trang bị một máy bay trực thăng chống tàu ngầm tăng cường khả năng vận hành, trong khi các khu trục lớp trước đó chỉ được trang bị máy bay trực thăng tàu khu trục.
Khu trục lớp Hatsuyuk được sản xuất trên nền thế hệ khu trục lớp Yamagumo với nhiệm vụ chính là chống tàu ngầm nên ISOYUKI (DD-127) kế thừa những tính năng vượt trội và khả năng hoạt động linh hoạt của một tàu khu trục cở nhỏ của lực lượng Tự vệ bờ biển Nhật Bản.
Tàu có lưu lượng giãn nước tối đa từ 3.099 tấn-4.064 tấn; Chiều dài: 130 m; Chiều rộng: 13,6 m; Mớn nước: 4,2 m với biên chế thủy thủ đoàn trên tàu 200 người.

Hạm ISOYUKI (DD-127) được trang bị 2 động cơ đẩy Kawasaki- Rolls-Royce Olympus TM3Bgas tua bin công suất 45.000 mã lực (34 MW); 2 tuốc bin khí RR Kawasaki RM1C , 9.900 mã lực (7,4 MW) nên có tể đạt tốc độ 30 hải lý/h. Chiến hạm này còn được trang bị hệ thống thiết bị quân sự hiện đại như hệ thống cảm biến và xử lý OYQ-5 TDP (w/Link -14); radar tìm kiếm OPS-14 Air; radar tìm kiếm bề mặt OPS- 18; hệ thống sonar OQS trang bị 4 thân tàu; OQR-1 TACTASS; hệ thống chiến đấu tự động như ESM NOLR-6C; Hệ thống OLT-3 ECM; đánh dấu mục tiêu 36 SRBOC.

Sức mạnh của ISOYUKI (DD-127) là hệ thống vũ khí gồm: súng máy Otobreda loại 76 mm; 2 khẩu Phalanx CIWS loại 20 mm; hệ thống ống phóng Harpoon SSM; tên lửa RIM-7 Sea Sparrow SAM gồm 29 ống phóng. 

Noài ra, chiến hạm có hệ thống tên lửa chống tàu ngầm ASROC; 2 hệ thống ống phóng ngư lôi HOS-301 324 mm. Ngoài ra, khu trục này còn mang theo 1 máy bay trực thăng chống ngầm SH- 60J (K) giúp tăng cường khả năng hoạt động trên biển của chiến hạm này.

Khu trục huấn luyện SHIRAYUKI (TV-3517) là khu trục huấn luyện thuộc lớp Hatsuyuki. Ban đầu SHIRAYUKI mang số hiệu DD-123 với sức mạnh của tàu hộ tống. Tuy nhiên với nhiệm vụ huấn luyện SHIRAYUKI còn mang số hiệu TV-3517.

Khu trục SHIRAYUKI (TV-3517) có đầy đủ sức mạnh của một khu trục cỡ nhỏ và sức chiến đấu tương đương ISOYUKI (DD-127) 

Giống như các khu trục hộ tống lớp Hatsuyuki mang nhiệm vụ huấn luyện, khu trục SHIRAYUKI (TV-3517) có đầy đủ sức mạnh của một khu trục cỡ nhỏ và sức chiến đấu tương đương ISOYUKI (DD-127).

Chưa dừng lại, SHIRAYUKI (TV-3517) còn được trang bị thêm hệ thống súng hạm Phalanx CIWS giúp sức chiến đấu của SHIRAYUKI (TV-3517) được tăng cường.

“Kỳ hạm” DS KASHIMA (TV-3508) 

Là một khu trục huấn luyện của Lực lượng tự vệ bờ biển Nhật Bản thuộc lớp huấn luyện Kashima. Tàu được đóng với thiết kế độc đáo và được mệnh danh là “kỳ hạm” của Hạm đội Đào tạo Hải quân Nhật Bản với nhiệm vụ chính là huấn luyện và đào tạo.

Và tàu vinh dự mang tên gọi của một ngôi đền cổ nổi tiếng vùng Shinto Kashima ở tỉnh Ibaraki, phía đông bắc của Tokyo.

 Khu trục SHIRAYUKI (TV-3517) có đầy đủ sức mạnh của một khu trục cỡ nhỏ và sức chiến đấu tương đương ISOYUKI (DD-127)

DS KASHIMA là một thiết kế độc đáo do Tập đoàn Hitachi Zosen thực hiện. Tàu có chiều dài 143m, chiều ngang 18m; mớn nước 4,6m và lượng giãn nước 4.050 tấn đầy đủ tải cùng biên chế 370 sỹ quan, thủy thủ. 

Tàu được trang bị 2 động cơ đẩy diesel Mitsubishi S16U-MTK và 2 động cơ tuốc bin khí Rolls-Royce Spey SM1C công suất 26.150 mã lực mỗi động cơ giúp tàu có thể đạt tốc độ 25 hải lý/h.

Có tính năng độc đáo, tàu khu trục DS KASHIMA (TV-3508) được mệnh danh là kỳ hạm của lực lượng Tự vệ bờ biển Nhật Bản 

Mặc dù là tàu huấn luyện, nhưng DS KASHIMA (TV-3508) được trang bị 1 súng Otobreda 76 mm; 2 bộ tổ hợp 3 ống phóng ngư lôi loại 324mm; 4 chảo pháo hạm cũng được trang bị khiến tàu trở thành nổi ám ảnh đối với đối phương mỗi khi “chạm trán”.

 Có tính năng độc đáo, tàu khu trục DS KASHIMA (TV-3508) được mệnh danh là kỳ hạm của lực lượng Tự vệ bờ biển Nhật Bản

 
 
Với tính năng huấn luyện, KASHIMA có thể đáp ứng cho 370 sỹ quan, thủy thủ và học viên. Với thiết kế khoa học, KASHIMA TV-3508 gồm các tầng phía sau có thể sử dụng đa mục đích và để đáp máy bay trực thăng tạm thời trong trường hợp khẩn cấp.

Theo Vtc