Smartphone đã trở thành một thiết bị khó có thể thiếu trong cuộc sống, tuy nhiên bên cạnh những mặt lợi nó còn có những tác hại không hề nhỏ.
Trước hết, người dùng có thể nghiện điện thoại di động của họ. Một trường đại học nổi tiếng đã công bố một báo cáo nghiên cứu cho thấy khoảng 30 đến 40 % người sử dụng điện thoại thông minh nói rằng nếu họ bị mất điện thoại, họ sẽ rất khó chịu. Nghiên cứu này cho thấy rằng rất nhiều người đang quá lệ thuộc vào chúng. Nếu không có điện thoại thông minh của họ sẽ rất buồn chán và bồn chồn.
Nhiều người thấy khó chịu khi không có smartphone
Thứ hai, trẻ em không chơi với những người khác, chúng chỉ chăm chú làm bạn với chiếc điện thoại thông minh của mình. Bởi vì có thể dễ dàng tải các trò chơi trên smartphone nên nhiều trẻ em đòi hỏi cha mẹ cho một chiếc để chúng có thể chơi các trò chơi. Tuy nhiên, điều này không hề tốt đối với trẻ em. Chơi trò chơi quá nhiều trên điện thoại di động sẽ không chỉ làm tổn thương mắt của trẻ em mà cũng có thể làm cho các em mất đi khả năng giao tiếp xã hội.
Trẻ em nghiện smartphone
Thứ ba, các điện thoại thông minh có thể can thiệp vào quá trình thông tin liên lạc giữa con người. Khi đi bộ hay chạy xe trên đường phố, có thể thấy rằng nhiều người cứ nhìn vào điện thoại của họ và không hề nói chuyện với nhau.
Hạn chế giao tiếp
Trong một trường hợp khác, khi ăn tối với một nhóm bạn bè chắc hẳn nhiều lúc bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi câu chuyện của mình bị ngắt quãng bởi những người khác đang chăm chú vào màn hình điện thoại thay vì lắng nghe. Đã có nhiều trường hợp tai nạn giao thông do người sử dụng phương tiện chỉ chăm chú vào chiếc điện thoại của mình.
Vừa lái xe vừa dùng điện thoại rất nguy hiểm
Thứ tư, việc phát triển không ngừng của điện thoại thông minh khiến cho người dùng có xu hưởng đổi điện thoại nhanh hơn trước đây rất nhiều, một mẫu điện thoại có vòng đời khá ngắn chỉ khoảng vài ba tháng. Số điện thoại không được sử dụng hay lỗi thời sẽ trở thành một lượng rác thải công nghệ khổng lồ gây nguy hại lớn cho môi trường.
Rác thải công nghệ
Cuối cùng, thật không lịch sự khi sử dụng điện thoại thông minh trong một số trường hợp. Ví dụ, ở trong lớp, sử dụng điện thoại thông minh khi giáo viên đang giảng dạy là không lịch sự, chứng tỏ sự không tập trung vào giáo viên, không cần nghe hướng dẫn của giáo viên, khiến người học không thể học tập hiệu quả trong lớp học. (Phunuonline.com.vn)