Tinh Hoa

‘Hồ xương người’ bí ẩn gây kinh hãi với du khách

Khi băng tan, hàng ngàn bộ xương bí ẩn có tuổi 600-800 năm hiện ra, khiến du khách kinh hãi. (Ánh Tuyết)

Hồ băng Roopkund thuộc Ấn Độ chứa đựng nhiều bí ẩn, làm đau đầu các nhà khảo cổ học.

Hồ băng Roopkund nằm trên độ cao 5.030 mét so với mực nước biển.

Mùa đông, hồ Roopkund, du khách không thể nhìn thấy bất cứ thứ gì khác ngoài những lớp băng trắng, dày.

Tuy nhiên, hè đến, lớp băng tan dần, đáy hồ hiện nguyên hình vẻ ma mị, chết chóc bởi hàng ngàn bộ xương người.

Rất nhiều du khách đã kinh hãi khi lạc vào hồ băng với la liệt xương cốt.

Các nhà khoa học đã đưa ra rất nhiều giả thuyết để lý giải cho sự tồn tại của những bộ xương nằm dưới đáy hồ hàng trăm năm qua. Tuy nhiên, vẫn chưa có lý giải nào thực sự thuyết phục.

Lần đầu tiên, vào năm 1942, người ta phát hiện ra hơn hàng ngàn bộ xương người gần như nguyên vẹn tại đây.

Một số giả thuyết cho rằng, những bộ xương này là của lính Nhật tham chiến trong chiến tranh thế giới thứ 2, đã thiệt mạng vì thời tiết khắc nghiệt.

Tuy nhiên, kết quả giám định đã phản bác lại nhận định trên, vì niên đại của các mẫu xương này ít nhất đã quá 100 tuổi.

Vì vậy người ta lại nhận định rằng, có thể đây là hài cốt của đội quân hành quân qua dãy Himalaya vào năm 1841 bị mất tích.

Các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết lý giải nguyên nhân dẫn đến sự có mặt của các bộ xương dưới lòng hồ có thể do bệnh dịch, tự sát tập thể, hay do bị tấn công, dồn ép bất ngờ.

18 năm sau, vào năm 1960, các nhà khoa học lại tiếp tục phát hiện thêm rất nhiều bộ xương khác với niên đại 600 – 800 tuổi.

Vì vậy, giả thuyết đội quân Kashmir lại bị loại bỏ nhanh chóng.

Một giả thuyết tiếp theo được đưa ra: các xác chết là kết quả của cuộc tấn công không thành của đội quân Mohammad Tughlak lên dãy Himalaya.

Một nhà nhân chủng học lại đưa ra kết luận: đây là kết quả của nghi lễ tự vẫn tập thể do bệnh dịch nào đó.

Cuối cùng, các nhà khoa học của Ấn Độ và châu Âu đã ngồi lại với nhau và đưa ra kết luận mang tính khoa học, thuyết phục nhất vào năm 2004.

Tìm tất cả dấu vết chung để lại của các hộp sọ, người ta thấy rằng hầu hết chúng đều có vết nứt trên hộp sọ. Vật làm lún sọ chỉ có thể là vật hình tròn.

Ngoài ra không có dấu vết thương tích nào khác trên cơ thể.

Cuối cùng họ đưa ra giả thuyết, có thể số người này đã hành hương qua đây, họ cùng nhau xuống hồ uống nước và thật không may họ gặp phải trận mưa đá đã vô tình lấy đi sinh mạng họ.

Hồ băng Roopkund thuộc Ấn Độ chứa đựng nhiều bí ẩn, làm đau đầu các nhà khảo cổ học.

Hồ băng Roopkund nằm trên độ cao 5.030 mét so với mực nước biển.

Mùa đông, hồ Roopkund, du khách không thể nhìn thấy bất cứ thứ gì khác ngoài những lớp băng trắng, dày.

Tuy nhiên, hè đến, lớp băng tan dần, đáy hồ hiện nguyên hình vẻ ma mị, chết chóc bởi hàng ngàn bộ xương người.

Rất nhiều du khách đã kinh hãi khi lạc vào hồ băng với la liệt xương cốt.

Các nhà khoa học đã đưa ra rất nhiều giả thuyết để lý giải cho sự tồn tại của những bộ xương nằm dưới đáy hồ hàng trăm năm qua. Tuy nhiên, vẫn chưa có lý giải nào thực sự thuyết phục.

Lần đầu tiên, vào năm 1942, người ta phát hiện ra hơn hàng ngàn bộ xương người gần như nguyên vẹn tại đây.

Một số giả thuyết cho rằng, những bộ xương này là của lính Nhật tham chiến trong chiến tranh thế giới thứ 2, đã thiệt mạng vì thời tiết khắc nghiệt.

Tuy nhiên, kết quả giám định đã phản bác lại nhận định trên, vì niên đại của các mẫu xương này ít nhất đã quá 100 tuổi.

Vì vậy người ta lại nhận định rằng, có thể đây là hài cốt của đội quân hành quân qua dãy Himalaya vào năm 1841 bị mất tích.

Các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết lý giải nguyên nhân dẫn đến sự có mặt của các bộ xương dưới lòng hồ có thể do bệnh dịch, tự sát tập thể, hay do bị tấn công, dồn ép bất ngờ.

18 năm sau, vào năm 1960, các nhà khoa học lại tiếp tục phát hiện thêm rất nhiều bộ xương khác với niên đại 600 – 800 tuổi.

Vì vậy, giả thuyết đội quân Kashmir lại bị loại bỏ nhanh chóng.

Một giả thuyết tiếp theo được đưa ra: các xác chết là kết quả của cuộc tấn công không thành của đội quân Mohammad Tughlak lên dãy Himalaya.

Một nhà nhân chủng học lại đưa ra kết luận: đây là kết quả của nghi lễ tự vẫn tập thể do bệnh dịch nào đó.

Cuối cùng, các nhà khoa học của Ấn Độ và châu Âu đã ngồi lại với nhau và đưa ra kết luận mang tính khoa học, thuyết phục nhất vào năm 2004.

Tìm tất cả dấu vết chung để lại của các hộp sọ, người ta thấy rằng hầu hết chúng đều có vết nứt trên hộp sọ. Vật làm lún sọ chỉ có thể là vật hình tròn.

Ngoài ra không có dấu vết thương tích nào khác trên cơ thể.

Cuối cùng họ đưa ra giả thuyết, có thể số người này đã hành hương qua đây, họ cùng nhau xuống hồ uống nước và thật không may họ gặp phải trận mưa đá đã vô tình lấy đi sinh mạng họ.

(vtc.vn)