Tinh Hoa

Tổng hợp các vụ thanh trừ “Quan tham” ở Trung Quốc

Từ khi nhậm chức Chủ tịch Trung Quốc từ tháng 11/2012 đến nay, ông Tập Cận Bình đã đưa ra nhiều chính sách phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện chính sách ngoại giao linh hoạt nhằm thực hiện “giấc mơ Trung Hoa”. Ngoài ra ông Tập còn phát động cuộc thanh trừ “Diệt cả hổ lẫn ruồi” để thanh trừ những phần tử chống đối và quan tham trong đội ngũ đảng.

Tập Cận Bình với chủ trương “thanh lọc” bộ máy nhà nước, thông qua việc tích cực chống tham nhũng sẽ là những “cản trở” của chính sách ông Lý.

Theo các chuyên gia phân tích ngoại giao Trung Quốc Thạch Bình thì có khả năng trong chính quyền Trung Quốc sẽ tồn tại những “cuộc đảo chính ngầm” và Trung Quốc đang ở trong trạng thái “tuyệt vọng”.

Theo thống kê được công bố mới đây, từ sau Đại hộị Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 đến nay, đã có 108.000 cán bộ bị điều tra xử lý do vi phạm kỷ luật, ít nhất 10 quan chức cấp tỉnh bị điều tra xử lý.

1. Vương Lập QuânCựu Giám đốc Công an Trùng Khánh, bị bắt vào đầu tháng 3 do vụ bê bối liên quan tới Bạc Hy Lai với hàng loạt tội danh như tham ô, bao che cho tội phạm giết người, lạm quyền… Kết quả là, ông Vương nhận án tù 15 năm.
 

Vương Lập QuânCựu Giám đốc Công an Trùng Khánh  (Ảnh: Tân Hoa xã)

 

Trong thời gian đương chức, Vương có dính líu đến một số vụ tham nhũng và bê bối chính trị bao gồm việc nghe lén các lãnh đạo cao cấp từng viếng thăm Trùng Khánh, và là người tích cực tham gia đàn áp môn khí công Pháp Luân Công.

2. Tưởng Khiết Mẫn
, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Quản lý giám sát tài sản quốc gia Trung Quốc bị bãi miễn tất cả các chức vụ để điều tra hồi tháng 9 vừa qua.

 

Tưởng Khiết Mẫn, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Quản lý giám sát tài sản quốc gia Trung Quốc (Ảnh: Tân Hoa xã)

 

3. Bạc Hy Lai, ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc bị xét xử bởi tội tham nhũng vào tháng 10 năm 2013

Bạc Hy Lai bì tù chung thân vì tội hối lộ (Ảnh: Tân Hoa xã)

 

Theo Tổ chức thế giới về điều tra cuộc bức hại Pháp Luân Công, trong lúc Bạc Hy Lai nhậm chức ở tỉnh Liêu Ninh, một trong những đợt đàn áp dã man nhất đã diễn ra ở đây. Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia và Trại lao động cưỡng bức Đại Liên là những nơi nổi tiếng trong việc sáng kiến ra những cách thức tra tấnvà áp dụng lên những học viên bị giam cầm.

Ngày 22 tháng 9 năm 2013, tòa án Tế Nam tuyên án Bạc Hy Lai bị tù chung thân và tịch thu hết tài sản. Cụ thể, Bạc nhận mức án chung thân cho tội hối lộ, 15 năm tù cho tội tham nhũng, bảy năm cho tội lạm dụng chức quyền và bị tước vĩnh viễn quyền tham gia các hoạt động chính trị.

Ngày 28 tháng 9, Bộ chính trị trung ương Đảng chấp thuận quyết định khai trừ Bạc Hy Lai khỏi Đảng cộng sản Trung Quốc. Ông bị cáo buộc vi phạm kỷ luật nghiêm trọng và tham nhũng trong thời gian giữ chức ở Đại Liên và làm bộ trưởng thương mai, và cả việc dính dáng đến vụ Cốc Khai Lai [41]. Ông ta còn bị cáo buộc là có “quan hệ bất chính với nhiều phụ nữ”

4. Chu Vĩnh Khang, nguyên bộ trưởng bộ an ninh và công an, bị chính thức bị bắt giữ.  Sự vụ này xảy ra theo sau việc cấp dưới của Chu, người giữ chức đứng đầu ngành an ninh,dầu mỏ, bí thư Đảng tỉnh Tứ Xuyên đã bị bắt giữ và điều tra. Theo như một báo cáo của tờ nhật báo Sing Tao tại Hong Kong, một tài liệu lưu hành nội bộ trong Đảng nêu rõ chi tiết lý do bắt giữ Chu.

Chu Vĩnh Khang ngày còn tại vị (ảnh Theepochtimes) 
 

Sau khi người vợ đầu chết vì tai nạn giao thông do ông ta dàn dựng, Chu Vĩnh Khang đã lấy cháu gái của Giang Trạch Dân. Từ đó sự thăng quan tiến chức của Chu trong nội bộ của hàng ngũ Đảng cộng sản Trung Quốc phần lớn là dựa vào sự nâng đỡ của Giang. Khi Giang Trạch Dân phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, Chu Vĩnh Khang là một trong những người tích cực tham gia và ủng hộ Giang, ông coi đó là cơ hội để thăng tiến trên con đường quan lộ của mình

Vào cuối tháng 10, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đăng đầy rẫy các tin xấu về gia đình của cựu Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Lý Trường Xuân. Giới quan sát Trung Quốc kháo nhau rằng khi truyền thông nhà nước bắt đầu tuyên truyền về đời tư của một ai, họ đang dọn dường dư luận để đưa người này xuống. Người trong Đảng nói rằng nguyên Phó chủ tịch ĐCSTQ Tăng Khánh Hồng đang là mục tiêu kế tiếp.


5. Dương Cương
cựu phó bí thư và chủ tịch Tân Cương 

Dương Cương, cựu phó bí thư và chủ tịch Tân Cương  

 Ông Dương Cương (Yang Gang), 60 tuổi, từng là Phó Bí thư đảng Cộng sản của vùng đất rộng mênh mông nhưng thưa dân nằm ở miền tây Trung Quốc từ năm 2006 đến 2010, đang bị điều tra vì « vi phạm nghiêm trọng kỷ luật và luật pháp » – theo thông báo của Ủy ban trung ương Kiểm tra Kỷ luật Đảng. Cụm từ này thường được dùng cho các tội danh tham nhũng trên thực tế.

6. Đồng Danh Khiêm – Phó Chủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương nhân dân tỉnh Hồ Nam – bị cách chức và khai trừ đảng. Theo CCDI, ông Đồng đã lơ là nhiệm vụ gây ra vụ gian lận bầu cử lớn liên quan tới 512 đại biểu hội đồng nhân dân TP Hành Dương khi ông làm bí thư thành ủy tại đây và phụ trách bầu cử. Số đại biểu nói trên đã từ chức vào tháng rồi.

Ông Đồng Danh Khiêm Ảnh: CNS


Theo Tân Hoa Xã ngày 28/12, 521 nhà lập pháp của tỉnh Hồ Nam đã bị mất chức bởi tội nhận hối lộ khoảng 110 triệu nhân dân tệ (tương đương 18 triệu USD) với mục đích dàn xếp trong cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân diễn ra từ 28/12/2012 đến 3/1/2013.

7. Đồng Kiến Minh
 – Phó chủ tịch Chính hiệp nhân dân tỉnh Hồ Nam.
Ngày 21/1/2013, Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ra thông báo khẳng định, Phó Chủ tịch Chính hiệp Nhân dân tỉnh Hồ Nam Đồng Minh Khiêm bị bãi miễn tất cả các chức vụ để điều tra do vi phạm kỷ luật nghiêm trọng.

8. Lý Sùng Hy đã bị sa thải khỏi chức vụ chủ tịch Hiệp thương chính trị tỉnh Tứ Xuyên – một cơ quan phản biện trực thuộc chính phủ Trung Quốc – vì “bị tình nghi vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”, cụm từ thường được dùng để ám chỉ tội tham nhũng. Theo Tân Hoa Xã ngày 2 tháng 1 năm 2014

 

Ông Lý Sùng Hy đã bị sa thải


9. Lý Đông Sinh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc đã bị Uỷ ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đã chính thức thông báo thực hiện điều tra bị do “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng“. Theo Tân Hoa Xã ngày 20 tháng 12 năm 2013


10. Ma Tuấn Phi
,
 cựu phó giám đốc cục đường sắt của Hohhot, thủ phủ khu tự trị Nội Mông đã nhận hối lộ tới 130 triệu nhân dân tệ, tương đương 21,49 triệu USD. Ông bị điều tra từ tháng 6 /2011 và mới bị hồi đầu năm mới 2014 và bị kết án tử hình, được miễn thi hành án 2 năm vì chưa kịp tiêu số tiền tham nhũng.

Ma Tuấn Phi đã bị tuyên án tử hình nhưng được hoãn thi hành 2 năm


11. Trong số các quan chức cấp cao mất chức năm qua tại Trung Quốc gồm có cả Giang Trạch Dân, người đứng đầu cơ quan giám sát tài sản quốc gia Trung Quốc.
 

 

Bè lũ Giang Trạch Dân  Ảnh: AFP

Giang cũng hai lần bị tòa án Quốc tế thông báo bắt trát và truy tố vì tội diệt chủng và chống lại loài người.
 
Tổng hợp