Đối thoại nhân quyền Mỹ-Trung hàng năm đã diễn ra vào ngày 30-31 tháng 07 ở Côn Minh, tỉnh Vân Nam. Vào lúc kết thúc cuộc hội đàm, Bộ Ngoại giao tuyên bố rằng người Trung Quốc đang được hưởng sự bảo vệ nhân quyền tốt nhất trong lịch sử.
Thật là một tuyên bố sai trái vô liêm sỉ không biết hổ thẹn, và tôi thậm chí không cần phải liệt kê toàn bộ việc vi phạm nhân quyền của chế độ Trung Quốc. Ở đây tôi muốn chia sẻ ba hình ảnh mà nét tương đồng của chúng quá đủ để công bố đúng thực trạng nhân quyền tại Trung Quốc.
Bức ảnh 1: Một bức ảnh được chụp vào tháng 05 năm 2013
Nét nổi bật: Một gã đặc công túm tóc một người dân thôn và lôi cô ấy trên nền đất.
Bối cảnh: Một đội đặc công có vũ trang đầy đủ đã được cử đến thôn Kim Âu, huyện Vĩnh Gia, thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang vào ngày 29 tháng 05 năm nay để đàn áp người dân phản đối chính sách tịch thu đất của chính quyền. Một người đàn ông đã bị 4 hay 5 người đè xuống và đánh đập tàn bạo. Một phụ nữ (trong bức ảnh trên) bị đè xuống và bị lôi đi trên nền đất.
Khi bức ảnh được lan truyền trong tháng bảy, các blogger phẫn nộ đã kêu gọi mọi người xác minh kẻ bại hoại trong ảnh. Cách cư xử của hắn đối với người phụ nữ rất tàn nhẫn và hoàn toàn tước đi nhân phẩm của cô ấy.
Bức ảnh 2: Một bức ảnh tái hiện tra tấn được chụp vào năm 2002
Nét nổi bật: Một công an túm tóc một nữ học viên Pháp Luân Công và lôi cô ấy trên nền đất
Bối cảnh: Khi Trương Ngọc Hoa ở thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công ở Bắc Kinh vào ngày 16 tháng 01 năm 2002, cô ấy đã bị bắt giữ và bị đưa đến Trại giam Thạch Cảnh Sơn. Hai người của Sở công an quận Thạch Cảnh Sơn, một người tên Lý Bằng và người kia mang số hiệu công an 043364, đã cố gắng ép cô Trương tiết lộ địa chỉ ở quê nhà cô. [1] Khi cô từ chối, họ đã đánh cô ngã xuống đất và nắm tóc cô rồi lôi trên nền đất. Họ cũng nhổ nước bọt vào mặt cô và đá vào đầu, bên sườn của cô và tuyên bố rằng không ai quan tâm nếu cô ấy chết. Sau đó, một công an thứ ba tên Vương Ninh tiếp tục đánh đập cô tàn bạo. Mặt cô Trương hoàn toàn sưng phù và hai chân cô chuyển thành tím đen do bị lôi đi và bị đánh đập. Cô phải đi lại rất khó khăn. Sau khi được thả, cô đã tái hiện cảnh tra tấn bản thân phải chịu đựng và chụp các bức ảnh để phơi bày sự tàn bạo của công an.
Bức ảnh 3: Một bức tranh sơn dầu được vẽ vào năm 2005
Nét nổi bật: Một nữ học viên Pháp Luân Công bị trói chân vào sau một chiếc xe mô tô và bị kéo lê đi cho đến chết.
Bối cảnh: Ngày 28 tháng 01 năm 2006, Triễn lãm “Tự do, Sự lựa chọn của Nhân dân” lần thứ 9 do Tổ chức Ân xá Quốc tế Úc tổ chức đã tiến hành một buổi lễ trao giải. Bức tranh sơn dầu của một học viên: “Cái chết của người tin vào Chân, Thiện, Nhẫn” đã giành được giải thưởng.
Theo nghệ sĩ Triệu Kiệt Hi, bức tranh miêu tả một câu chuyện có thật diễn ra vào tháng 06 năm 2001 tại thị trấn Bạch Quả, thành phố Ma Thành, tỉnh Hồ Bắc. Hai học viên Pháp Luân Công đã bị những chiếc xe mô tô kéo lê đến chết vì họ không từ bỏ việc tu luyện. Ông Triệu nói rằng ông gửi bức tranh đến cuộc triển lãm, hy vọng nâng cao nhận thức hơn nữa về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc và giúp chấm dứt nó (trích trong Bức ảnh của các học viên Pháp Luân Công được giải thưởng tại Trình diễn Nghệ thuật Tổ chức Ân xá Quốc tế.)
Ba bức ảnh chia sẻ sự giống nhau nổi bật
Ba bức ảnh được tạo ra trong khoảng thời gian một thập kỷ, nhưng chúng cho thấy nội dung hầu như tương tự – một nạn nhân bị tra tấn kéo lê. Tất cả bức ảnh mô tả cách đối xử tàn bạo của những kẻ ác trong chế độ cộng sản đối với người dân Trung Quốc. Rõ ràng chế độ đã mở rộng cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công sang những người khác trong xã hội.
Thêm một ví dụ nữa về tra tấn kéo lê
Cả ba bức ảnh cho thấy các nạn nhân bị kéo trên nền đất – một phương thức tra tấn thường được áp dụng cho các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ. Ví dụ, Tín Thục Hoa, một học viên ở Bản Khê, tỉnh Liêu Ninh, đã từng bị tra tấn liên tục bằng hình thức này trong suốt hai tháng.
Bà Tín đã bị lột trần và bị còng tay vào một lò sưởi trong một nhà vệ sinh nhỏ từ tháng 12 năm 2005 đến tháng 01 năm 2006. Lính canh để cửa sổ mở để khiến bà lạnh cóng cả ngày. Chỉ trong thời gian ăn họ mới cho bà mặc ít quần áo. Họ không ngừng làm nhục bà. Thực tế, họ đã tra tấn bà rùng rợn hơn. Ba lần một ngày, bà bị họ nắm còng chân lôi xuống cầu thang đến nhà ăn. Da phía sau đầu và ở lưng của bà bị trầy và rách toạc. Cầu thang và hành lang dẫn đến nhà ăn dính đầy máu của bà. Các lính canh lén lút làm điều này vì họ luôn sử dụng một cầu thang bí mật.
Tình trạng nhân quyền đáng lo ngại ở Trung Quốc
Tra tấn kéo lê miêu tả ở trên chỉ là một trong nhiều kỹ thuật tra tấn mà chế độ tạo ra để hành ác với công dân của nó. Tuy nhiên, nhắc đến các nạn nhân của một hình thức tra tấn cũng quá đủ để cho thấy tình trạng nhân quyền thật sự ở Trung Quốc.
Không chỉ các học viên Pháp Luân Công bị chế độ bức hại, mà những nhóm người Trung Quốc khác cũng bị. Bất cứ nơi nào, và bất cứ lúc nào, bất kỳ ai cũng có thể trở thành nạn nhân. Khi các học viên Pháp Luân Công cho người dân biết về sự đàn áp, họ không chỉ bảo vệ cho quyền lợi chính đáng của bản thân, mà còn cho cả người khác.
Ghi chú: [1] Để không ảnh hưởng đến an toàn của người khác, các học viên Pháp Luân Công thường không tiết lộ tên và địa chỉ của họ.
Bản tiếng Hán: http://www.minghui.org/mh/articles/2013/8/14/三张拖拽图-绘出中国人权状-278138.html
Bản tiếng Anh: http://en.minghui.org/html/articles/2013/10/15/142717.html
Theo Minhhue