Tinh Hoa

Có thể phải ngồi tù vì ‘hôi của’

Chuyện người dân lợi dụng tai nạn để hôi của không còn là chuyện hiếm trong xã hội. Đó không chỉ là nỗi buồn về cách hành xử của của một nhóm người xấu, mà còn là hành vi vi phạm pháp luật.
Muôn kiểu hôi của

Giữa tháng 10 vừa qua, tại 2 xã Khải Xuân và xã Võ Lao, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ đã xảy ra vụ nổ nghiêm trọng. Đó là vụ nổ kho pháo hoa của Nhà máy Z121 thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng – Bộ Quốc phòng.

Vụ nổ đã gây ra nỗi tang thương lớn cho cả một vùng quê, với gần 30 người chết, hơn 60 người bị thương và thiệt hại về tài sản. Bên cạnh nỗi đau thương, mất mát còn là sự việc rất đáng buồn:

Lợi dụng lúc người dân đang hoảng loạn vì dư chấn của vụ nổ, một số kẻ tham lam đã xông vào những ngôi nhà chung quanh vụ nổ để hôi của, cuỗm đi một số đồ đạc.

 

Theo nhiều người dân trong khu vực kể lại, thì lúc 7h50 ngày 12/10, hàng trăm công nhân Xí nghiệp 4 Nhà máy Z121 đã gào thét, hô nhau bỏ chạy khắp tứ phía. Không lâu sau đó là hai tiếng nổ có dư chấn như một trận động đất làm rúng động cả một khu vực có bán kính nhiều km.

Hàng ngàn người dân của hai xã Khải Xuân và Võ Lao đã báo động cho nhau bỏ chạy dọc theo tỉnh lộ 314. Do sợ hãi cho tính mạng và phản ứng nhanh, rất ít người mang theo tài sản, nhiều người còn không kịp khóa cửa nhà.
Gần 10 giờ sau vụ nổ, nhiều gia đình mới có người thân tới trông coi giúp. Nhiều căn nhà mở toang, đồ đạc rơi vỡ, vung vãi khắp nơi. Khi trở về, nhiều người nhận ra đồ đạc của mình đã bị mất cắp.

Nhiều người chứng kiến kể lại, khi vụ nổ vừa xảy ra không lâu, trong lúc người dân tháo chạy, thì một số người đã nhanh chân xông vào những căn nhà không khóa để vơ vét.

Một vụ việc khác gây bất bình không kém, đó là chuyện người đi đường “hôi của” người bị cướp giật. Đang dừng đèn đỏ tại giao lộ Bà Huyện Thanh Quan – Võ Văn Tần, TPHCM, một người đã bị móc túi.

Khi tiền trong túi nạn nhân xổ xuống đường, thay vì hỗ trợ nạn nhân bắt cướp, nhiều người dân đã có hành vi hôi của. Theo lời kể của nạn nhân, trong số 50 triệu đồng, chỉ thu lại được 30,5 triệu đồng, còn 19,5 triệu đồng đã bị những người đi đường lấy mất.

Một hình ảnh khác từng gây nhói lòng người, đó là khi một thanh niên thẫn thờ vì bị kẻ cướp giật tiền, trong khi giằng co với bọn cướp, túi xách của anh rách làm tiền tung tóe khắp nơi. Chưa kịp phản ứng, anh lại chứng kiến cảnh người đi đường xúm lại nhặt tiền của mình và nhanh chóng lủi mất, để lại nạn nhân bàng hoàng, chua chát.

Một người chứng kiến đã kể lại, trong khi ông kêu gọi mọi người nhặt tiền giúp người thanh niên, thì phần lớn những người chung quanh đó vội vã cúi xuống nhặt, đút túi và bỏ đi…

Người dân bị hôi của trong cháy nổ, nạn nhân vụ cướp bị hôi của khi tiền văng xuống đường, còn cả hiệp sĩ bắt cướp cũng bị… hôi của khi đang đuổi theo kẻ cướp. Đó là vụ hiệp sĩ Nguyễn Văn Minh Tiến, trong khi cùng đồng đội truy đuổi tên cướp vào địa hình chật hẹp, đã phải bỏ xe máy chạy bộ để khống chế.

Bắt được cướp rồi, nhưng xe máy không cánh mà bay. Điều đáng buồn, anh Tiến chẳng giàu có gì, chiếc xe là của một Mạnh thường quân trao tặng để anh làm phương tiện bắt cướp.

Anh Nguyễn Vĩnh Tiến, ngụ quận Tân Phú, TP.HCM, nạn nhân của một vụ tai nạn xe còn kể lại chuyện không vui của mình: Tháng 2/2013, anh bị va quẹt xe với một thanh niên say xỉn. Thanh niên nọ nằm lăn ra đường, không biết say quá rồi ngủ hay bất tỉnh. Anh thì bị rách tai, máu chảy ròng ròng.

Do lúc ấy buổi trưa, đường hẻm ít người, một thanh niên đã chạy đến nhặt chiếc điện thoại đắt tiền của anh rơi ra từ túi và… bỏ chạy, may mà tự dưng có đám thợ xây đi ngang qua giúp đỡ, không thì anh đã bị mất luôn chiếc xe máy.

Rồi còn nữa, những vụ “hôi của” khi xe tải chở hàng lật nhào, lúc bão lũ người dân không còn tâm trí để bảo vệ tài sản… Hiện tượng này gióng lên hồi chuông về sự xói mòn về đạo đức xã hội, về lòng tự trọng của con người. Và trên hết, đó là hành vi vi phạm pháp luật.

Các hình phạt cho mỗi kiểu “hôi của”

Phân tích từng trường hợp “hôi của” cụ thể, Luật sư Huỳnh Phước Hiệp, Đoàn Luật sư Tp.HCM cho biết: “Rõ ràng những người hôi của trong những trường hợp như vậy đều vi phạm pháp luật. Để xác định mức độ vi phạm cụ thể thì phải căn cứ vào giá trị tài sản mà người hôi của chiếm đoạt.

Nếu giá trị tài sản lấy đi có giá trị dưới 2 triệu đồng thì có thể chỉ vi phạm hành chính nhưng nếu từ 2 triệu đồng trở lên thì có thể bị khởi tố Hình sự.

Trong trường hợp những người lợi dụng vụ cháy nổ kho pháo hoa mà xông vào nhà người dân chiếm đoạt những tài sản có giá trị ở Phú Thọ nói trên, thì sẽ phạm vào tội Trộm cắp tài sản quy định tại điều 138 Bộ luật Hình sự, có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến chung thân.

Còn hành vi hôi của trong trường hợp người đi đường bị tai nạn, cướp giật… thì phạm vào tội Công nhiên chiếm đoạt tài s