Theo thống kê và khảo sát sơ bộ của cơ quan chức năng, Việt Nam có hơn hai trăm đập và hơn 95% trong số đó là không đạt yêu cầu. Phần lớn đập và hồ chứa tập trung ở miền Trung, nơi có độ dốc cao (một bên giáp núi, một phía giáp biển). Vì vậy, những lần xả lũ và vỡ đập gây ra hậu quả kinh hoàng cho toàn bộ người dân trong khu vực.
Người xưa có câu “Nhất thủy, nhì hỏa”, bài viết dưới đây cho chúng ta có cái nhìn tổng quan về hậu quả nghiêm trọng của những sự cố vỡ đê đập trpng những năm vừa qua.
Ngày 10/06/2010, Hà Tĩnh: Vỡ đập đê làm sập đường ray Bắc – Nam gây tăc nghẽn giao thông
Hiện trường vụ vỡ đập, toàn bộ phần cống xã nước rộng 55m, cao 12m bị nước cuốn trôi; Gần 40m chiều dài con đập bị rạn vỡ; 17.000m2 diện tích đất nông nghiệp vừa gieo lúa bị vùi dập, 2 ngôi nhà dân bị ngập nước.
Đặc biệt, đập vỡ đã làm 1 cống đường sắt vỡ, sạt lở 20m đường ray, hơn 200m đường sắt bị hỏng tà vẹt. Vừa lúc đó đoàn tàu chở hàng Bắc Nam SBN2 đi từ TP Hồ Chí Minh ra Vinh đến đoạn trên thì bị đứt đầu máy khiến 5 toa tàu bị trật khỏi đường ray gây ách tác giao thông nhiều giờ liền trên tuyến đường sắt Bắc – Nam. Vụ vỡ đập còn làm gần 200m đường quốclộ 15A bị sạt lở.
Sập đường ray Bắc- Nam |
Đập Khe Mơ chứa gần 1 triệu mét khối nước đã bị vỡ gây ngập úng nhiều nơi ở huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Ảnh: Hà Khoa.
|
Bên cạnh đó, tác nhân gây hại còn từ phía con người. Tháng 8 năm 1978, vỡ đập Mạc Khê mà nguyên nhân do việc lựa chọn thời gian chặn dòng không phù hợp, khi xẩy ra mưa lớn đã làm vỡ đập, gây thiệt hại lớn ở hạ du. Tháng 4 năm 1994, vỡ đậpHọ Võ, xã Hương Giang (Hương Khê) do thi công kém chất lượng và công tác quản lý thiếu trách nhiệm.
Tháng 6 năm 2009, vỡ đập Ke 2/20 Rec
Vỡ đập Ke 2/20 Rec, xã Hương Trạch (Hương Khê), làm hỏng tuyến đường sắt Bắc Nam, ảnh hưởng đến hàng chục ha đất nông nghiệp. Nguyên nhân từ cả công tác tư vấn thiết kế, thi công và công tác quản lý đã không kiểm tra và phát hiện kịp thời nước chảy qua mang cống gây xói lở và làm vỡ đập.
Những căn nhà ngập gần tới nóc tại huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ảnh: Hà Khoa. |
Mới đây, trận mưa lũ 2010, nước lũ đã dâng qua mặt đập tràn (hơn 1 mét) của hồ chứa nước thủy điện Hố Hô ở Hương Khê. Nếu không có sự ứng cứu kịp thời của các lực lượng chức năng thì không biết điều tồi tệ gì sẽ đến khi 38 triệu m3 nước từ độ cao 67 mét đổ ụp xuống vùng hạ du sầm uất ngay dưới chân đập.
|
|
Kết quả kiểm tra của đoàn liên ngành gồm Sở Công thương, Sở Xây dựng, Sở Lao động Thương binh và xã hội, Công an nhận định: Sự cố sạt lở đập thủy điện Đak Mek 3 ngày 22-11 là do chủ đầu tư thi công đập sai so với hồ sơ thiết kế cơ sở được Sở Công Thương tham gia ý kiến.
Cụ thể: Lõi đập được thiết kế là bê tông đá hộc; bơm vữa xi măng, đổ bê tông mác 150 nhưng thực tế thì lại là đất, cát, đá “hóa” bê tông.
UBND huyện Tĩnh Gia cho biết, trong những ngày qua, trên địa bàn huyện có những nơi lượng mưa lên tới hơn 600mm, như tại hồ Kim Giao II xã Tân Trường là 613mm, tại hồ Quế Sơn xã Mai Lâm 519 mm, tại hồ Đồng Chùa xã Hải Thượng 663mm, hồ Yên Mỹ 203mm, thị trấn Tĩnh Gia là 125mm,… gây ra vỡ 04 hồ đập gồm: hồ Đồng Đáng (xã Trường Lâm), hồ Thung Cối (xã Phú Lâm), đập Khe Luồng (bản Đồng Lách, xã Tân Trường) và đập Thoi Loi (xã Phú Lâm).
|
Sáng ngày 1/10, các huyện Tĩnh Gia và Nông Cống của tỉnh Thanh Hóa đã chìm trong biển nước. |
Nguyên nhân vỡ đập ban đầu được xác định do ảnh hưởng của đợt mưa lớn kéo dài trong những ngày đầu tháng 10/2012. Lượng nước lớn đổ về do vỡ đập đã cuốn trôi hàng chục tấn sắn mới thu hoạch của hơn 15 hộ dân ở 2 xã Tà Long và Đakrông, gây thiệt hại lớn cho bà con.
Ngày 20/09/2013: Tiếp tục thủy thân đập chắn thủy điện Dakrong III, Quảng Trị:
Sau khi thân đập thuỷ điện Đak Rông xuất hiện lỗ thủng, nước tuôn ra rất nhiều (ảnh chụp ngày 29.9). Ảnh: Hưng Thơ