Tinh Hoa

Đại học công Trung Quốc bán danh kiếm tiền

Một số trường đại học ở Trung Quốc đang kiếm được hàng triệu nhân dân tệ bằng cách cho các trường cao đẳng tư nhân khác mượn tên và cấp văn bằng cho sinh viên của họ – tờ Changjiang hàng ngày đưa tin.

 

  

Các trường cao đẳng tư nhân được khai trương nhờ các trường đại học công đang thực hiện chiến dịch đôi bên cùng có lợi.


Nhiều trường ĐH công đã khai trương các trường cao đẳng dân lập bằng cách cộng tác với các doanh nghiệp tư nhân vào cuối những năm 90. Khi đó, giáo dục Trung Quốc đang chuyển đổi sự tập trung từ hệ thống ĐH chỉ dành cho tầng lớp thượng lưu sang một hệ thống ĐH phổ cập hơn.

Các trường cao đẳng dân lập trả một số tiền lớn cho các trường đại học để được quyền sử dụng tên của họ nhằm thu hút sinh viên – tờ này viết.

‘Lệ phí danh hiệu’ này khác nhau tùy theo mỗi trường cao đẳng. Trong nhiều trường hợp, các trường cao đẳng đưa 20% khoản thu học phí cho các trường đại học.

Học phí từ khoảng 10.000 tệ (1.547 USD) mỗi năm với mỗi sinh viên ở hầu hết các trường cao đẳng dân lập. Vì thế, một trường cao đẳng có 10.000 sinh viên sẽ trả ít nhất 20 triệu tệ cho trường “đại học mẹ” mỗi năm.

“Các trường đại học muốn khai trương trường cao đẳng tư nhân vì họ thiếu kinh phí” – cựu hiệu trưởng của một trường cao đẳng tư nhân chia sẻ.

Ông Yang Deguang, cựu hiệu trưởng Trường ĐH Shanghai Normal University, chia sẻ với tờ Changjiang rằng ngân sách của Chính phủ chỉ có thể chi trả 1/3 tới một nửa chi phí của một trường đại học.

Năm 2009, khoảng 1/5 sinh viên ở tỉnh Hồ Bắc đang học tập ở các trường cao đẳng dân lập. Tuy nhiên, tờ này cho biết, một số trường cao đẳng rất ít khi tiếp cận với các nguồn của đại học mẹ mặc dù họ đã phải trả một số tiền lớn để được sử dụng tên của trường đại học đó.

Một số trường cao đẳng chỉ đơn thuần là hỏi xem các trường đại học có ‘bán văn bằng’ của họ hay không.

Những người trong ngành công nghiệp chưa được đặt tên này nói rằng các trường cao đẳng tư nhân được khai trương nhờ các trường đại học công đang thực hiện chiến dịch đôi bên cùng có lợi.

Nhờ vào danh tiếng của trường đại học đó, các trường cao đẳng tư nhân có thể phát triển nhanh hơn những đối thủ chưa có tiếng tăm của họ. Trong khi đó, các đại học công được hưởng lợi từ sự hợp tác này.

“Nếu không có các trường cao đẳng dân lập, các khoản nợ của đại học công sẽ tăng lên” – ông Bie Dunrong, giáo sư tới từ Viện Khoa học Giáo dục thuộc ĐH Khoa học và Công nghệ Huazhong cho hay.