Trong khi Trung Quốc Đại lục gánh chịu những thảm họa kinh tế và xã hội mà chế độ Cộng sản gây ra trong thế kỉ 20, Hồng Kông lại trở thành một hòn đảo khá trù phú và dân chủ. Vậy điều gì sẽ xảy ra cho tự do và sự phát triển kinh tế khi nó bị kiểm soát bởi một trong những chính quyền độc tài nhất thế giới?
Đó là lý do tại sao trong cuộc chuyển giao năm 97, nó trở thành một phần của Trung Quốc, nhưng đồng thời cũng không phải là một phần của Trung Quốc. Khi ĐCSTQ nắm quyền kiểm soát hòn đảo này, hãy nhớ rằng trước đây họ chưa từng kiểm soát nó, Hồng Kông trở thành một đặc khu được điều hành bởi chính sách “một quốc gia, hai chế độ”, và được phép giữ một mức độ tự trị nhất định. Căn bản là cả thế giới sẽ không để Trung Quốc muốn làm gì thì làm ở Hồng Kông. Đó là lý do tại sao cho đến nay, người dân Hồng Kông có quyền tự do hơn nhiều so với bất kì nơi nào ở Trung Quốc.
Điều này giống như cái gai trong mắt chính quyền Trung Quốc. Ý tôi là, trong khi bạn cố thuyết phục người dân rằng vụ thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn chưa từng xảy ra, thì giờ ở Hồng Kông họ lại diễu hành hàng năm để tưởng niệm các nạn nhân của vụ Thảm sát. Thế thì tức thật! Chẳng thế mà qua các năm, sự tự do ở Hồng Kông đang dần bị xiết chặt. Và điều đó khiến khu vực này trở thành một kho thuốc nổ của những bất mãn chính trị giữa các phe theo Bắc Kinh và các phe ủng hộ dân chủ, mà chỉ cần một tia lửa nhỏ là phát nổ.
Và các tia lửa đã xuất hiện. Nỗ lực lớn đầu tiên của Bắc Kinh trong việc kiểm soát Hồng Kông diễn ra vào năm 2002 khi Điều luật cơ bản Hồng Kông 23 được đưa ra. Hồng Kông đã trở thành nơi tị nạn cho những người trốn tránh các cuộc bức hại ở Trung Quốc Đại lục. Và một trong những nhóm tị nạn lớn nhất là các học viên Pháp Luân Công. Sau khi cuộc diệt chủng đẫm máu lên môn tu luyện tinh thần này bắt đầu vào năm 1999, Hồng Kông trở thành điểm đến số một cho các học viên chạy trốn khỏi cuộc đàn áp của chính quyền Trung Quốc. Các học viên ở Hồng Kông sau đó có thể lên tiếng về những tội ác chống lại nhân loại đang diễn ra ngay bên kia biên giới. Trước năm 2002, cuộc bức hại mà cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân hứa rằng sẽ chỉ mất 3 tháng đã kéo dài 3 năm và trở nên tốn kém. Theo nhà ngoại giao Trung Quốc Chen Yonglin, người đã chạy sang Úc năm 2005, “Chống lại Pháp Luân Công là ưu tiên số một của ĐCSTQ. Họ dùng 60% tiền của và công sức để chống lại Pháp Luân Công, 20-30% để chống Đài Loan, và 5-10% còn lại cho các vấn đề khác.”
Điều này cũng làm xấu đi diện mạo của chính quyền Trung Quốc trên trường quốc tế, và thực tế rằng Hồng Kông tuy gần mà xa cũng khiến chính quyền Trung Quốc điên tiết. Giải pháp là Điều luật 23. Điều luật 23 là luật chống lật đổ, cho phép chính quyền Hồng Kông tấn công bất cứ nhóm nào bị cấm bởi CHND Trung Hoa. Không cần điều tra. Cảnh sát có quyền vào nhà dân và bắt người bất kì lúc nào mà không cần giấy phép hay bằng chứng…
( Theo NTDTV)