Tinh Hoa

Trái đất và những vẻ đẹp siêu thực như… ngoài hành tinh

Trái đất của chúng ta có rất nhiều thắng cảnh đẹp “kỳ quái”, khiến du khách khi đặt chân tới sẽ tưởng như mình đang bước vào một không gian siêu thực hay một hành tinh xa lạ nào đó ngoài vũ trụ.


Gần thành phố Torrevieja ở miền tây nam Tây Ban Nha có hai hồ nước mặn màu hồng. Màu nước hồ đặc biệt như vậy là bởi trong hồ có một loại tảo đặc biệt sinh ra sắc tố hồng.


“Đầm lầy chết” Dead Vlei ở Namibia được bao quanh bởi những đụn cát cao ngất. Ở giữa khu vực lòng chảo là những thân cây khô héo đã nằm đó từ hơn… 900 năm nay.


Lòng chảo Danakil ở sa mạc Danakil, Ethiopia là một trong những hoang mạc có nhiệt độ cao nhất hành tinh.


Hồ Natron ở Tanzania nổi tiếng với màu nước đỏ bầm. Nguyên nhân của màu nước đặc biệt này cũng là bởi một loài tảo đặc biệt sống trong hồ.


Công viên quốc gia Tsingy de Bernaraha ở Madagascar là một Địa danh Di sản Thế giới của UNESCO. Cánh rừng núi đá vôi ở đây có những mỏm đá hình thù nhọn hoắt như những mũi kim.


Hẻm núi Antelope ở bang Arizona, Mỹ là một trong những hẻm núi đẹp nhất, nổi tiếng nhất thế giới. Nó được hình thành sau những cơn lũ lịch sử hàng nghìn năm trước, nước lũ đã cuốn đi những khối đá không vững đồng thời mài mòn, bào nhẵn bề mặt xù xì của núi đá, tạo nên những đường vân lượn sóng mềm mại.


Đài phun nước Fly Geyser là một điểm hấp dẫn du lịch ở bang Nevada, Mỹ. Nó được tạo nên một cách tình cờ hồi năm 1916 trong một lần người dân địa phương khoan giếng. Nước ấm từ lòng đất phụt lên, kể từ đó, nó bắt đầu làm biến đổi màu sắc của những phiến đá xung quanh.


Ốc đảo Huacachina nằm giữa sa mạc nóng bỏng của Peru. Nơi đây được xây dựng để trở thành một thị trấn nghỉ dưỡng nằm bên một hồ nước nhỏ thơ mộng.


Miền bắc Iran có những bậc thang được hình thành tự nhiên mà người dân gọi là các “Badab-e Surt”. Những suối nước nóng chứa nhiều khoáng chất đã dần tích các tinh thể các-bon trên sườn núi mà chúng chảy qua. Sau hàng ngàn năm, các tinh thể kết dính lại với nhau và tạo thành những hồ nước nhỏ, những bậc thang như hiện tại.


Las Salinas Grandes là một sa mạc muối khổng lồ ở Argentina. Cả sa mạc là những hồ nước mặn. Các công ty khai thác muối chỉ việc đến đây để thu hoạch muối mang về.


Đồi cát Lencois Maranhenses ở miền đông bắc Brazil đặc biệt hơn những đồi cát khác ở chỗ, giữa các thung lũng cát là những hồ nước nông, trong hồ còn có các loài cá bơi lội tung tăng.


Thành phố cổ Petra ở đất nước Jordan từng là cố đô của tộc người cổ Nabatean. Kinh đô Petra từng là một địa danh nổi tiếng với rất nhiều công trình được xây dựng trong lòng những khối núi đá đỏ khổng lồ.



Thung lũng Cappadocia ở Thổ Nhĩ Kỳ là nơi có nhiều ngôi nhà (thực ra là những hang động) nằm trong lòng núi với niên đại hàng ngàn năm. Giờ đây, nhiều căn nhà cổ vẫn còn người dân sinh sống bên trong.


Động Crystal (Pha lê) ở Mexico được tìm thấy hồi năm 2000. Những khối pha lê khổng lồ này được tin là đã hình thành trong khoảng 500.000 năm dưới những điều kiện tự nhiên vô cùng đặc biệt.


Hẻm núi Bryce ở miền tây nam bang Utah, Mỹ nổi tiếng với cấu trúc địa chất đặc biệt. Núi đá ở đây có màu cam sáng được tạo nên sau khi xảy ra những trận sụt lở suốt hàng trăm ngàn năm.


Sa mạc cát trắng ở bang New Mexico, Mỹ khiến du khách tưởng như mình đang đứng giữa cánh đồng tuyết mênh mông ngay giữa mùa hè.


Vào mùa mưa, cánh đồng muối lớn nhất thế giới – Salar de Uyuni ở Bolivia trở thành cánh đồng nước mặn. Mặt đất được bao phủ bởi một lớp nước mỏng, phản chiếu toàn bộ khung cảnh của bầu trời.

 
Bích Ngọc Theo BI

Nguồn: Dân Trí