Các quan chức nhà nước ở mọi cấp độ đã tìm cách vắt kiệt lợi ích một cách nhanh chóng từ các đầu tư bất động sản tại Trung Quốc, bóp méo nền kinh tế, tạo dựng rồi đẩy các ngân hàng vào thất bại. Bây giờ, cuộc tranh luận về nền kinh tế của Trung Quốc không còn là việc các bong bóng bất động sản có vỡ hay không mà là chúng sẽ vỡ khi nào.
Trung Quốc bắt đầu chính sách cải cách bất động sản trong năm 1998, và trong vòng một năm, Trung Quốc đã có ba đợt cắt giảm lãi suất. Lãi suất tiền gửi qua các năm đã giảm một cách nhanh chóng từ 5,7% vào năm 1998 xuống 1,98% vào năm 2002. Trong thập niên tiếp theo, lãi suất dao động ở mức thấp, từ 2 đến 4% .
Năm 2003, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cho biết, bất động sản sẽ được tăng cường với chiến lược cụ thể như một ngành công nghiệp quan trọng để phát triển nền kinh tế của Trung Quốc. Các khoản cho vay để mua bất động sản phải được ưu tiên xử lý. Giá bất động sản của Trung Quốc bắt đầu liên tục leo thang trong năm 2004.
Chính quyền địa phương thúc đẩy việc tăng giá với các phụ phí gọi là “phí chuyển giao đất” và các loại thuế.
Trong năm 1997, tổng lệ phí chuyển đất thu được từ tất cả các cấp của các chính phủ trên khắp đất nước chỉ có 6,7 tỷ nhân dân tệ (1 tỷ USD). Trong năm 2009, chỉ riêng các đô thị của Hàng Châu đã thu được 120 tỷ nhân dân tệ (20 tỷ USD) cho chi phí chuyển nhượng đất.
Theo tính toán của Tiến sĩ Ye Tan, một nhà bình luận tài chính nổi tiếng ở Trung Quốc, các khoảng phụ phí chính phủ và lệ phí đã tạo nên từ 50 đến 80% giá bất động sản. Trong nhiều lĩnh vực hiện nay, chỉ tính riêng phí chuyển nhượng đất, nó đã chiếm khoảng 40% của giá bất động sản thực.
Hu Cunzhi, Thứ trưởng Bộ Đất đai và Tài nguyên, chỉ ra rằng vào ngày 11 tháng bảy năm 2013, một điều được ngầm hiểu trong thị trường đất đai là chính phủ là người bán và những nhà phát triển là những người mua. Các nhà phát triển được phép lấy bất hợp pháp một lượng lớn đất ra khỏi thị trường, để nó không phát triển hoặc kém phát triển. Tác động giả này giữ nguồn cung đất và nhà ở mức thấp, khi đó họ đẩy giá lên, và lợi ích sẽ thuộc về chính quyền địa phương .
Hoạt động tăng lợi nhuận thực tế của chính quyền còn thông qua việc tăng GDP đăng kí trong khu vực làm đẩy giá bất động sản. Các chính trị gia địa phương xử lý các dự án phát triển, chẳng hạn như đường sắt và sân bay, như những thành tựu chính trị .
Tuy nhiên, chúng nuốt một lượng lớn đầu tư nhưng không thực sự cần thiết. Sau khi xây dựng, nhiều sân bay chỉ đơn giản là nhàn rỗi, với số lượng đường băng cao hơn so với số lượng các chuyến bay sân bay tổ chức trong một ngày .
Nền kinh tế bị bóp méo
Việc thổi phồng giá bất động sản đã làm méo mó nền kinh tế của Trung Quốc, dẫn đến nhiều ngành công nghiệp chuyển hướng sang đầu tư bất động sản. Ví dụ, một số công ty quần áo đã ngừng sản xuất quần áo, và một số nhà sản xuất thiết bị điện tử đã giảm thiểu việc tạo ra các thiết bị ứng dụng mới để ném tất cả tiền vào bất động sản.
Tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp Trung Quốc tiếp tục giảm, với sự gia tăng chi phí lao động dẫn đến chi phí hoạt động tăng cao. Trong khi đó, tỷ suất lợi nhuận trên bất động sản tiếp tục đi lên. Do đó việc mua bất động sản tương đương với việc mua một đảm bảo lợi nhuận.
Mặc dù tất cả mọi người đã nhận thức được rằng các bong bóng sẽ vỡ vào một ngày nào đó, nhưng miễn là các bong bóng vẫn còn căng thì không ai muốn bỏ lỡ cơ hội cuối cùng để kiếm tiền.
Đồng thời, Bắc Kinh và Thượng Hải đã được hưởng lợi từ những gì được gọi là hiệu ứng liên kết. Việc làm luôn có trong hai thành phố này, và mọi người sẵn sàng để di chuyển đến đó vì mục đích công việc, việc này đã giúp tạo ra nhu cầu nhà ở.
Tuy nhiên, ngay cả ở Bắc Kinh và Thượng Hải, những người giàu thường có một vài căn hộ riêng, và nhiều căn hộ trong tình trạng không người ở. Trong năm 2007, 36% các căn hộ ở Bắc Kinh trong tình trạng trống vắng, và con số bây giờ là chắc chắn cao hơn.
Tình hình bất ổn
Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc đã giảm tốc. Tuy nhiên, đầu tư quá mức trong suốt những năm qua đã dẫn đến tình trạng thừa cung đáng kể năng lực sản xuất .
Ví dụ, sự mở rộng của bất động sản trong thập kỷ qua đã tăng mạnh nhu cầu về thép, khiến các nhà máy sản xuất thép tìm mọi cách để mở rộng khả năng sản xuất. Công suất thép sản xuất tổng thể hôm nay của Trung Quốc bằng gần một nửa tổng số của thế giới, và các ngành công nghiệp thép đang đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng của tình trạng thừa cung .
Khi nền kinh tế của Trung Quốc chậm lại kể từ năm 2011, nhu cầu đối với kim loại đã giảm và giá thép giảm mạnh. Bây giờ, các công ty sản xuất thép phải đối diện với những khoảng nợ nặng nề. Tổng số nợ của 86 doanh nghiệp sản xuất thép hàng đầu của Trung Quốc đã vượt 3 nghìn tỷ nhân dân tệ (480 tỷ USD) .
Thậm chí tình hình mà các công ty này phải đối mặt thì ngày càng tệ hơn, lợi nhuận tổng thể của họ trong sáu tháng đầu năm 2013 chỉ là 2,2 tỷ nhân dân tệ (350 triệu USD). Ba mươi lăm công ty (hoặc 40%) đang hoạt động trong tình trạng báo động đỏ. Dư thừa tương tự cũng tồn tại trong phân đoạn khác của nền kinh tế.
Bức tranh kinh tế càng phức tạp khi kể thêm vào nợ của chính quyền địa phương ở Trung Quốc. Trong khi chính quyền địa phương đã hưởng lợi rất nhiều từ việc bán đất, tuy nhiên tiền được tạo ra đã không thể lắp đầy các khoảng nợ khổng lồ của chính phủ đang ngày một gia tăng.
Trong năm 2010, nợ chính quyền địa phương của Trung Quốc đạt 10,7 nghìn tỉ nhân dân tệ (1,74 nghìn tỷ USD ) theo Văn phòng Kiểm toán Quốc gia, trong khi cựu Bộ trưởng Tài chính của Trung Quốc, Xiang Huaicheng ước tính nó là 20 nghìn tỷ nhân dân tệ. Nói cách khác, nợ địa phương tương đương từ 20 đến 30% GDP của Trung Quốc .
Nhiều chính quyền địa phương đã được vay nợ mới để trả nợ cũ. Khoảng một phần ba các khoản nợ địa phương được sử dụng để trả nợ cũ .
Hoặc là sự thất bại của các doanh nghiệp của Trung Quốc do thừa năng lực sản xuất đưa họ vào phá sản, hoặc sự bất lực của chính quyền địa phương trong việc chi trả các khoản vay của họ có thể dẫn đến sự sụp đổ của nền kinh tế của Trung Quốc .
Các ngân hàng không thể được bỏ qua từ trong cuộc khủng hoảng. Đây có thể là lý do tại sao Ngân hàng America và Goldman – Tập đoàn Sachs đã được bán phá giá cổ phiếu của các ngân hàng của Trung Quốc .
Trước khi bong bóng cuối cùng bùng nổ, giá cả bất động sản ở các thành phố lớn có thể tiếp tục tăng, trong khi giá cả ở một số thành phố, chẳng hạn như Erdős, Wenzhou, và Guiyang đã bắt đầu giảm .
Sự suy giảm của giá bất động sản sẽ làm cho dòng tiền mặt trong nền kinh tế bị gián đoạn. Các khoản vay ngân hàng sẽ không được hoàn trả, và chu trình sụp đổ liên hoàn sẽ bắt đầu. Sự phá sản của một ngân hàng có thể gây ra sự sụp đổ của tất cả những thứ liên quan đến nó. Không có vấn đề gì khi sự phá sản xảy ra ở một thành phố đầu tiên, một phản ứng dây chuyền sẽ bắt đầu và tốc độ của sự sụp đổ sẽ tăng tốc.
Không ai chắc chắn khi nào các bong bóng tại Trung Quốc sẽ vỡ, nhưng mọi người đều biết đất nước đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng. Cũng giống như một quả bóng với lớp vỏ mỏng tại nhiều vị trí, quả bóng sẽ nổ tung ngay sau khi vị trí yếu nhất không chịu được áp lực .
TIANLUN JIAN/theepochtimes