Thời gian nhanh chóng trôi qua, sau 5 năm đoàn phim đã hoàn thành các tập phim theo đúng kế hoạch và yêu cầu. Lúc này, ê kíp đã đến lúc phải nói lời tạm biệt với chú ngựa bạch dũng cảm và đáng yêu. Khi ngựa được đưa đi, Dương Khiết không được biết lãnh đạo đài đã đưa nó đi đâu. Chỉ sau này bà mới được nghe nói, cả ngựa lẫn những đạo cụ được sử dụng trong Tây du ký hết thảy đều được đưa tới Vô Tích. Còn có tin chú ngựa được mang ra làm cảnh, bên cạnh còn có tấm biển đề Bạch Long Mã trong phim Tây du ký. Du khách muốn cưỡi và chụp ảnh cùng sẽ phải bỏ ra ngần này tiền là được phép chụp ảnh cùng, bỏ ra bao nhiêu tiền sẽ được cỡi lên lưng và chụp ảnh với ngựa, thêm bao nhiêu tiền có thể cỡi ngựa đi một vòng…
Đạo diễn Dương Khiết nghe vậy thực sự thấy sốc, giờ đây chú ngựa bạch mà bà yêu quý lại được mang ra để kiếm tiền mua vui cho thiên hạ. Có thể trong đoàn Tây du ký, chú ngựa này không khác nào một “công thần”, trải bao khổ ải cùng các thành viên trong đoàn, chịu mưa gió, rét mướt, trèo đèo lội suối, vào sinh ra tử không biết bao lần.
Nữ đạo diễn Dương cho rằng, đó không nên là một kết thúc xứng đánh dành cho chú ngựa này, thế nhưng bản thân bà cũng không thể làm gì được hơn, bà đâu có quyền hay năng lực gì để đòi lại công bằng cho ngựa.
Bạch mã đã vào sinh ra tử, băng đèo lội suối vượt biết bao gian nan cùng Tây du ký.
Tái ngộ và xót xa
Sau bấy nhiêu năm, đến năm 1995, khi Dương Khiết khởi quay bộ phim Tư Mã Thiên, có lần bà đến Vô Tích tìm cảnh quay. Nhân dịp này bà tranh thủ tìm đến chú ngựa bạch năm xưa từng gắn bó với đoàn phim Tây du ký.
Theo giới thiệu của người phụ trách ở đây cho biết, chú ngựa này vẫn còn sống và nó được đặc biệt hưởng chế độ hưu trí như một cán bộ về hưu, có chuồng riêng, được cung cấp mức ăn hạng “tiểu táo” (tiêu chuẩn ăn tập thể cao nhất, phân biệt với trung táo và đại táo).
Nghe nói vậy, nữ đạo diễn tức tốc phải đi tìm gặp ngay chú ngựa này để xem cuối cùng nó có được hưởng chế độ hưu trí hay không. Dương Khiết và một vài người trong đoàn men theo bức tường có con đường đồi nhỏ, đồng thời phát hiện cạnh đó có một gian phòng trông gần giống như một chiếc hang động, thực chất là một vách núi nhô ra và tạ thành một hõm đá, bên trong hơi tối và chật hẹp). Ngoài cạnh cửa thì có vẻ sáng hơn chút, bên trong là một chú ngựa già gầy còm, đơn độc đang uể oải gặm cỏ.
Đứng từ xa cũng đã ngửi thấy mùi đặc trưng của loài ngựa. Đến gần mới thấy chú ngựa gần như không được tắm rửa gì, gầy gò và bẩn thỉu, không nhận ra là ngựa bạch hay ngựa đỏ nữa. Chẳng lẽ đây là chú Bạch Long Mã của đoàn Tây du ký năm xưa đây sao?
Dương Khiết đến trước mặt chú ngựa, nó quay đầu ra nhìn bà. Đạo diễn Dương khẽ giật mình khi nhận ra đây đúng là con ngựa quen thuộc từng gắn bó với đoàn phim của bà năm xưa, chỉ có điều nó đã không còn là một chú ngựa to khỏe, đầy khí thế của con Bạch Long Mã ngày nào.
Thời gian quay tập 16 – Thỉnh kinh Nữ Nhi quốc.
Đạo diễn Dương khẽ nói với chú ngựa: “Con còn nhận ra ta nữa không anh bạn cũ?”. Chú ngựa đứng im nhìn bà không chớp, ánh mắt cũng không hề có biểu hiện gì. Bà lại nói thầm với ngựa: “Bấy lâu nay, con sống có tốt không? Sao lại gầy gò thế này? Họ có cho con ăn no không?”.
Hình như ngựa vẫn lắng nghe bà nói, nó không hề động đậy khiến Dương Khiết không biết liệu trong đầu nó giờ có nhớ những năm tháng gắn bó với bà và đoàn Tây du ký nữa hay không. “Chúng ta đến thăm con đây, con có còn nhớ Tây du ký không? Có nhớ hay không? Có nhớ bọn ta không?”. Lúc đó chắc sẽ có người nghĩ bà thần kinh liền nhắc bà: “Nó nghe hiểu làm sao được, nhanh đi thôi”.
Dương Khiết vừa đi vừa ngoái đầu lại nhìn chú ngựa, ngựa cũng ngoảnh đầu ra dõi theo dáng nữ đạo diễn dần khuất xa. Dương Khiết cho rằng, chú ngựa đã nhận ra bà. Bà liền đứng lại, vì nếu đi thêm bước nữa thì chú ngựa sẽ không còn được nhìn thấy bà nữa. Lúc này, đạo diễn Dương hết sức ngạc nhiên khi chú ngựa thở dài một cái, cảm giác như mất mát và quay đầu đi.
Dương Khiết bèn đến gặp người phụ trách của nơi này và đề xuất và hy vọng, mọi người ở đây vì bà mà chăm sóc tốt hơn cho chú ngựa. Lãnh đạo ở đây đồng ý nhưng nói thêm một cầu: “Bây giờ thế là tốt hơn nhiều rồi đấy, ngựa sống chẳng được bao lâu, như vậy coi như là tốt lắm”. Câu nói này khiến Dương Khiết hụt hẫng, cách suy nghĩ này làm sao có thể chăm sóc tốt hơn cho chú ngựa vốn già nua và đơn độc kia được.
Lần thứ hai gặp lại cũng là lần cuối
Năm 1996, Dương Khiết trở lại Vô Tích quay bộ phim Tây Thi và bà lại tiếp tục đến thăm lại chú ngựa bạch. Thế nhưng lần này có vẻ khó khăn hơn, bởi giờ đây đã không còn ai quan tâm gì đến con “Bạch Long Mã” nữa rồi. Nhiều người hiện giờ không biết chú ngựa được nuôi nhốt ở đâu. Mãi sau bà mới nghe nói, chú ngựa được thả nuôi cùng với một đàn ngựa khác, nhốt chung một chuồng.
Bạch mã từng được coi là một “công thần” có công lao lớn với đoàn Tây du ký.
Dương Khiết nghe vậy bèn cùng một vài thành viên trong đoàn đến chuồng ngựa nọ để tìm gặp lại chú ngựa bạch. Thế nhưng tìm khắp cũng không thấy đâu, đâu đâu cũng toàn ngựa đỏ, con nào con nấy đều cao to, lực lưỡng chứ không hề thấy bóng dáng một con ngựa bạch nào.
Khi bà hỏi người trông coi ngựa ở đây thì được biết, chú ngựa bạch bà tìm đang lẫn trong số ngựa ở đây. Để ý kỹ bà mới phát hiện ra chú “Bạch Long Mã” đứng lép vế hẳn so với bầy ngựa lộc ngộc, cao lớn ở đây.
Dương Khiết thực sự bất ngờ, trông chú ngựa này giờ đây nhỏ thó, gầy gò và ốm yếu đi trông thấy. Nó đứng lẫn trong đám ngựa ở đây, vì quá nhỏ bé, gầy gò nên bị che khuất nên bà không nhìn ra. Giờ đây nhìn lại, không ai còn tin nó từng là con Bạch Long Mã ngày nào.
Lúc đó cũng là giờ ăn của ngựa, vì quá thấp bé nên tầm mặt của chú ngựa bạch không sánh ngang với máng cỏ, nó phải nghển cổ lên mới với được cỏ trong máng. Trong khi những con ngựa to khỏe khác thì chen đẩy và xô chú ngựa già tội nghiệp sang một bên. Cuối cùng, con ngựa trắng già đáng thương chỉ biết co rúm người lại, nếu không sẽ lại bị xô đẩy bẹp rúm bởi đám ngựa cao lớn.
Đứng bên ngoài quan sát, Dương Khiết thấy thực sự đau lòng và thương tâm. Ngay đến một miếng ăn mà chú ngựa cũng đành chịu. Một con ngựa vừa già vừa yếu ớt, nếu không bị bon chen đến chết thì cũng chết vì đói, thật là một bi kịch đối với chú ngựa này.
Đạo diễn Dương thầm nghĩ, cứ để như vậy thì chẳng bao lâu chú ngựa bạch này cũng không tồn tại được là bao. Có thể đây sẽ là lần cuối cùng bà được nhìn thấy chú ngựa bạch từng gắn bó như một cố nhân tri kỷ. Dương Khiết yêu cầu người giữ ngựa dắt chú ngựa bạch ra để bà được chụp ảnh với nó để còn có cái làm kỷ niệm.
Hình ảnh uy phong lẫm liệt của chú ngựa bạch một thời.
Trong lòng Dương Khiết chua xót và thương cảm, bà vẫn hỏi thầm với nó có còn nhớ đến bà hay không: “Con còn nhớ ta không? Thế là chúng ta đều đã già cả cả rồi”. Thế nhưng bà không còn cảm nhận thấy chú ngựa có phản ứng nào. Đúng là chú ngựa đã già thật sự, nó không còn bất kỳ phản ứng nào với thế giới bên ngoài. Đầu ngựa cúi gập, dường như không còn đủ sức để ngóc nổi đầu lên được nữa. Cả người và ngựa đều không thể tiếp xúc qua ánh mắt được nữa, chú ngựa giờ đây không khác gì con người ở vào độ tuổi xế chiều, tắt nắng. Nếu không có ai quan tâm, chăm sóc, chẳng mấy chốc chú ngựa này sẽ sớm lìa đời. Bà đau xót nghẹn ngào, nếu không có người đứng bên cạnh, chắc hẳn bà đã òa lên khóc vì xót xa.
Dương Khiết giận giữ khi hỏi người trông ngựa ở đây: “Các anh có biết nó là con Bạch Long Mã của đoàn Tây Du Ký năm xưa hay không? Làm ơn có thể cải thiện tình trạng cho nó được không? Chẳng nhẽ không ai để ý thấy những con ngựa to khỏe khác lúc nào cũng xô đẩy, chen lấn và tranh giành miếng ăn với nó hay sao? Các anh có thể cho nó một chỗ ăn riêng có được không?”.
Yêu cầu của Dương Khiết được những người coi ngựa ở đây đáp ứng. Họ dắt chú ngựa đến một khu vực riêng, mặc dù họ vẫn cảm thấy làm lạ khi Dương Khiết và người trong đoàn vì sao lại quan tâm đến con ngựa này đến như vậy.
Khi trở về, Dương Khiết không biết liệu chú ngựa bạch đáng thương kia có được chăm sóc tử tế, được ăn uống đầy đủ hay không. Qua một vài năm sau, Dương Khiết nghe tin chú ngựa đã qua đời và được chôn ở Vô Tích, một nơi không ai biết đấy là đâu.
Theo Edaily.vn