Reuters đưa tin, những con lợn rừng được cho là nhiễm phóng xạ do ăn những cây nấm dại nhiễm xạ phát ra từ vụ nổ Chernobyl cách đây 30 năm về trước.
Đã 30 năm kể từ sự cố Chernobyl nhưng những tàn dư của nó vẫn còn tồn đọng không chỉ tại đó mà còn ảnh hưởng tới nhiều nơi khác, thí dụ như những con lợn rừng nhiễm phóng xạ mà người ta vừa phát hiện đang đi lang thang ở những ngọn núi tại Cộng hòa Czech cách lò phản ứng hơn 1600 km.
Reuters đưa tin con lợn rừng được cho là nhiễm phóng xạ do ăn những cây nấm dại nhiễm xạ. Mặc dù việc nhiễm phóng xạ không đột biến con lợn trở thành một loài thú siêu cấp hay siêu nhân lợn nhưng chúng quá độc hại với con người nếu ăn phải. Chính điều đó khiến cho người dân nơi đây càng lo ngại hơn khi mà thịt lợn là một trong những món ăn ưa thích của họ.
Năm 1986, thảm họa nổ lò phản ứng hạt nhân Chernobyl ở Ukraine đã phát tán kim loại phóng xạ cesium-137 vào không khí. Một lượng nhỏ đã đã bị thổi bay xa cả quãng đường 1600 km về phía Tây, tới lãnh thổ cộng hòa Czech, sau đó hấp thụ vào đất đá nơi đây.
Hậu quả, những cây nấm dại mọc lên ở khu vực này đã bị nhiễm xạ. Khi lợn rừng ăn những cây nấm này, nó cũng bị nhiễm xạ và phóng xạ cứ tiếp tục bám theo chuỗi thức ăn đó. Cách đây vài năm, một báo cáo chính phủ tại đây đã tiết lộ rằng có tới 1/3 số lợn rừng do người ta săn được tại vùng này bị nhiễm xạ.
Cesium-137 là một chất không an toàn đối với con người. Khi ăn phải, các phân tử phóng xạ sẽ đi vào cơ thể dẫn đến nguy cơ mắc ung thư. Theo các nhà nghiên cứu, nếu chỉ ăn một lượng nhỏ thịt lợn nhiễm xạ thì liều lượng đó vẫn chưa đủ để gây ra tác dụng.
Tuy nhiên nếu ăn nguồn thịt nhiễm xạ nhiều lần mỗi tuần và kéo dài thì có thể vấn đề sức khỏe sẽ xảy ra. Đó cũng là nguyên nhân thịt lợn rừng tại Czech luôn được kiểm tra kỹ mức độ phóng xạ trước khi bán ra thị trường. Qua kiểm tra từ 2014-2016, họ phát hiện có tới một nửa trong số 614 con lợn là nhiễm phóng xạ ở mức không ăn được.
Theo Tinhte